Trong hoạt động xây dựng cơ bản, thời gian thi công của các công trình thường kéo dài. Bên cạnh đó, việc nghiệm thu, bàn giao cũng mất nhiều thời gian và được thực hiện từng phần. Tại Việt Nam hiện nay, việc giải ngân vốn thường chậm, quá trình hoàn tất hồ sơ thi công cũng tốn kém thời gian hơn giữa chủ đầu tư và chủ thầu.
1. Yếu tố đầu vào của xây dựng
Một công trình xây dựng thường sẽ có giá thành liên quan đến chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy xây dựng. Trong đó bao gồm thép, xi măng, nhân công, thiết bị máy móc,..

Thép: Do đặc điểm ngành nên giá thép trong nước bị tác động nhiều bởi giá trên toàn khu vực và cả trên thế giới. Dựa vào những dự báo mới nhất của một số tổ chức uy tín thì giá thép xây dựng trong thời gian sắp tới đang có xu hướng giảm do các nguyên liệu đầu vào có giá giảm trong thời gian gần đây. Bên cạnh đó, áp lực cạnh tranh trong nước hiện nay khá lớn, bên cạnh thép nhập khẩu tăng cao. Chính vì vậy, tình hình ngành thép sẽ rơi vào tình trạng khó khăn trong những năm tới.
Xi măng: Nhu cầu sử dụng xi măng sẽ tăng mạnh trong thời gian sắp tới. Bởi vì các công trình cơ sở hạ tầng và bất động sản được triển khai tương đối nhiều. Tuy nhiên, một số chi phí đầu chính hiện nay lại có xu hướng giảm. Đồng thời, tình trạng mất cân bằng cung cầu vẫn còn tiếp diễn. Do đo, giá xi măng dự đoán là sẽ tiếp tục giữ ở mức ổn định trong một khoảng thời gian.
Nhân công: Số lượng nhân công trong ngành xây dựng đã đạt đến 3,2 triệu lao động, là ngành có lượng lao động cao thứ 4 cả nước. So với các nước trong khu vực, năng suất lao động Việt Nam chỉ bằng một nửa mức trung bình so với các nước Đông Nam Á. Nhưng khi so với các ngành khác, năng suất lao động của ngành xây dựng chỉ đứng thứ 16. Điều này làm cho thu nhập của nhân công trong ngành cũng ở mức thấp hơn so với nhiều ngành kinh tế khác và các nước trong khu vực.

Chi phí nhân công: ở Việt Nam, chi phí nhân công dự kiến sẽ tăng mạnh trong thời gian tới. Bởi vì, hiện tại giá lao động tại nước ta tương đối thấp so với các nước trên thế giới. Giá nhân công sẽ chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ việc điều chỉnh mức lương cơ bản hàng năm. Trong giai đoạn 2013-2015, lương cơ bản ở Việt Nam đã tăng trung bình 14%/năm, và dự kiến mức tăng này vẫn sẽ giữ trong những năm sắp tới.
Thiết bị, máy móc: Với lợi thế là giá chỉ bằng 25% máy mới, phù hợp với điều kiện xây dựng ở Việt Nam, nên các dòng máy xây dựng cũ được nhiều nhà thầu vừa và nhỏ ưu tiên sử dụng. Tuy nhiên, việc sử dụng máy cũ tồn tại nhiều nhược điểm như thủ tục rườm rà, thường xảy ra hư hỏng, và hiệu suất làm việc không bằng những thiết bị mới. Bên cạnh đó, dựa theo thông tư 20, vào tháng 9/2014, đưa ra những quy định kiểm soát chặt chẽ hơn về chất lượng của máy cũ nhập khẩu. Việc gây ra tác động không nhỏ tới thị trường hiện nay.
2. Yếu tố hội nhập của xây dựng
Việt Nam chính thức gia nhập WTO cũng là yếu tố ảnh hưởng lâu dài tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng. Dễ dàng hơn trong các chính sách đối với nhà đầu tư nước ngoài khi hội nhập sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường Việt Nam. Từ đó họ trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp trong nước.

Ngược lại, doanh nghiệp xây dựng cũng đang đứng trước một vận hội lớn với sự tăng trưởng mạnh của nhu cầu nhà ở. Đa phần các văn phòng cho thuê khi hội nhập cũng như những cơ hội hợp tác với các đối tác nước ngoài thực hiện những dự án lớn. Nó mang tầm cỡ quốc tế nhằm nâng cao trình độ thi công hoàn thiện, trang trí nội thất, trình độ quản lý và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho các doanh nghiệp.
Hy vọng qua những thông tin được cung cấp trên đây bạn sẽ hiểu hơn về những yếu tố ảnh hưởng đến ngành xây dựng tại Việt Nam. Hãy tham khảo thêm nhiều thông tin bổ ích nữa tại đây.