Mục lục
Vũ trụ là nơi con người ở Trái Đất không ngừng nỗ lực khám phá. Liệu rằng có hành tinh nào là trái đất thứ 2 không? Liệu có người ngoài hành tinh đang sống ở ngoài trái đất không? Cùng với chúng tôi xem những gì mà con người đã tìm thấy ở ngoài vũ trụ bạn nhé!
1. Vũ trụ là gì?
Vũ trụ là một tập hợp bao gồm vật chất, năng lượng và không gian. Hiện tại, khoa học vẫn chưa xác định được kích thước của nó. Nó được tạo ra từ Vụ Nổ Lớn (Big Bang) khoảng 13 tỷ năm trước và không ngừng mở rộng cho đến thời điểm hiện tại.
Vũ trụ bao gồm các hành tinh (thiên thể); sao; thiên hà; dải ngân hà các thành phần của không gian liên sao; và cả hạt hạ nguyên tử và những vật chất năng lượng.
Vũ trụ quan sát được có đường kính vào khoảng 28,5 tỷ parsec (93 tỷ năm ánh sáng); trong thời điểm hiện tại với công nghệ hiện tại. Và ước tính có khoảng 2 nghìn tỷ thiên hà trong vũ trụ quan sát được.
Các nhà thiên văn chưa biết được kích thước toàn thể của vũ trụ là bao nhiêu và có thể cũng là vô hạn. Nhờ vào những học thuyết vật lý, các nhà khoa học đã suy luận ra thành phần và sự phát triển của vũ trụ.
Vậy có thể kết luận rằng vũ trụ chứa các dải ngân hà, các thiên hà nằm trong một dải ngân hà. Hệ một trời lại nằm trong một thiên hà. Cuối cùng là Trái Đất nằm trong hệ mặt trời. Bạn có thấy mình nhỏ bé thế nào so với vũ trụ chưa!
2. Nguồn gốc của vũ trụ
Lý thuyết Vụ Nổ Lớn là mô hình vũ trụ học được chấp thuận rộng rãi; nó đã miêu tả về sự hình thành và tiến hóa của Vũ trụ. Trong đó, không gian và thời gian được tạo ra trong vụ nổ Big Bang là một lượng cố định năng lượng với vật chất chiếm đầy trong đó. Mật độ của lượng vật chất này bắt đầu giảm khi không gian giãn nở.
Sau quá trình giãn nở ban đầu, nhiệt độ vũ trụ dần giảm xuống đủ lạnh để hình thành lên những hạt hạ nguyên tử đầu tiên. Sau đó, những nguyên tử đơn giản bắt đầu được tạo ra. Các đám mây khổng lồ chứa những nguyên tố nguyên thủy này sẽ chịu tác dụng của lực hấp dẫn để kết tụ lại với nhau và hình thành nên các ngôi sao. Nếu các giả thiết này đúng thì tuổi của Vũ trụ tương đương với 13,799 ± 0,021 tỷ năm.
3. Những khám phá mà con người tìm ra từ vũ trụ
3.1. Ngôi sao “già hơn vũ trụ”
Ngôi sao HD 140283 trở thành câu đố khoa học. Vì mọi mô hinh và tính toán đều kết luận rằng tuổi của nó là khoảng 14,5 tỷ năm. Trong khi đó, tuổi của vũ trụ được ước tính chỉ khoảng 13,8 tỷ năm. Nếu tính theo cách này thì sao HD 140283 phải được sinh ra trước cả vụ nổ Big Bang!
Vì vậy, các nhà khoa học đã công nhận việc có sai số và đưa ra giả thiết là ngôi sao HD 140283 hình thành ngay sau khi vũ trụ ra đời. Các nhà khoa học đã tìm ra rằng hàm lượng sắt bên trong ngôi sao này rất thấp. Họ coi đó là một nét đặc trưng của nó. Từ đó, các nhà khoa học kết luận rằng ngôi sao phải xuất hiện khi sắt còn rất hiếm trong vũ trụ.
3.2. Hố đen
Hố đen gọi là “đen” bởi vì nó hấp thụ mọi bức xạ và vật chất hút qua chân trời sự kiện. Giống như một vật đen tuyệt đối trong nhiệt động lực học. Chúng được xem là vùng không thời gian mà hút tất cả mọi thứ vào bên trong và không bao giờ thoát ra.
Hố đen là một vùng không thời gian trong vũ trụ có một trường hấp dẫn cực mạnh. Trường này mạnh đến nỗi không có vật chất, bức xạ và ánh sáng nào có thể thoát ra ngoài. Hay nói cách khác, tiếp xúc gần với hố đen đến ánh sáng còn có thể bị bẻ công và hút vào trong.
3.3. Ngôi sao siêu tốc độ
Các nhà du hành vũ trụ đã khám phá ra ngôi sao siêu tốc đầu tiên vào năm 2005. Ngôi sao này di chuyển với vận tốc gần 530 dặm một giây (nhanh gấp 10 lần so với một ngôi sao bình thường). Có nhiều giả thiết ra đời nhằm giải thích sự di chuyển của các ngôi sao. Tuy nhiên, tất cả chúng đều không thể kiểm chứng được. Có thể là từ một vụ nổ của siêu tinh hay từ các hố đen lớn.
3.4. Sao cacbua hành tinh siêu đắt giá
Sao cacbua tức là tỉ lệ carbon trên oxy trong thành phần cao và giàu hợp chất silic cacbua (SiC). Nó sẽ tạo ra một hành tinh có thành phần chính là kim cương và silica.

Với các ngôi sao mang tỉ lệ carbon trên oxy thấp như Mặt trời của chúng ta. Các hành tinh hình sẽ hình thành theo kiểu Trái đất và các anh em: có 2 dạng là hành tinh đá và hành tinh khí. Các thành phần cơ bản của chúng bao gồm lõi kim loại, đá, nước (lỏng hoặc băng) cùng một bầu khí quyển.
Đối với các ngôi sao cacbua sẽ là các hành tinh có lõi bằng hợp kim sắt và carbon. Còn thành phần chính tạo ra lớp vỏ bên ngoài là: kim cương và silica (một loại tinh thể siêu cứng, tồn tại trên Trái đất dưới nhiều dạng, trong đó nổi tiếng nhất là thạch anh).
Trên Trái đất, hàm lượng của kim cương và thạch anh cực kỳ ít nên trở nên quý giá. Hàm lượng kim cương của Trái đất chỉ khoảng 0,001% và hầu hết đều nằm sâu trong lớp phủ bên dưới, không thể khai thác.
Mặc dù mang trong mình những hợp chất cực kỳ quý giá, các hành tinh kim cương này sẽ rất khó để có sự sống. Bởi vì kim cương và tinh thể silica quá cứng. Khi đó nó đã tạo thành một khối rắn chắc, hoạt động địa chất khó mà xảy ra ở đây.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng chính các hoạt động địa chất mà điển hình là quá trình kiến tạo các mảng đầy biến động này đã mang lại sự sống cho Trái Đất. Chúng cho phép duy trì khí quyển với những thành phần phù hợp và áp suất đủ để nước tồn tại ở dạng lỏng.
3.5. Điều bất thường của sứa ngoài không gian
Cuối thập niên 1940, các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm đưa động vật vào không gian. Sau đó, họ theo dõi ảnh hưởng của môi trường phi trọng lực đến các sinh vật sống ngoài vũ trụ.
Các “phi hành gia động vật” không ngừng thực hiện các thí nghiệm khác nhau trong không gian. Trong đó, một sứ mệnh của NASA đã đạt được thành công vang dội khi đưa 2.487 con sứa biển sinh sản trong không gian vũ trụ.
Kết quả khảo sát thật bất ngờ, sau hơn nửa tháng bay quanh Trái đất; 2.487 con sứa biển đã sinh sản lên đến hơn 60.000 con. Dường như trong không gian; khả năng sinh sản của sứa được tăng cường rất mạnh mẽ.
Các nhà khoa học lúc đó bùng một lên hy vọng mới và chuẩn bị sử dụng phương pháp tương tự. Học tiếp tục đưa các loài thủy sản khác lên không gian và tiếp tục thử nghiệm. Xa hơn nữa, chúng ta có thể biến vũ trụ trở thành nơi sinh sống của con người.
Nhưng điều bất thường đã xảy ra, những con sứa được sinh ra trong không gian vũ trụ trở thành một loạt những con sứa khờ. Bơi cắm đầu xuống đất; di chuyển loạng choạng như kẻ say men.
Thật vậy, những con sữa được sinh ra này đã mất đi khả năng định hướng di chuyển. Do các thụ thể bên trong con sữa phát hiện tường trường chỉ được kích hoạt khi trở về Trái Đất.
Như vậy, loài người sinh ra ở không gian vũ trụ chắc hẳn cũng sẽ không di chuyển được khi trở về trái đất. Vì con người cũng có chứa chất lỏng tương tự như những thụ thể ở sứa bên trong tai của chúng ta.
3.6. Rác vũ trụ
Rác vũ trụ được định nghĩa là những vật thể nhân tạo không còn sử dụng và tồn tại bên ngoài không gian. Tại một số khu vực, các vệ tinh phải liên tục điều chỉnh quỹ đạo hoạt động để tránh va chạm với rác vũ trụ. Hàng năm, Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đưa ra hàng ngàn cảnh báo va chạm cho mỗi vệ tinh. Đồng thời, họ cũng phải thực hiện hàng chục lần điều chỉnh quỹ đạo.

Điều này đã nói lên sự thật rằng, con người đi đến đâu thì môi trường nơi đó sẽ biến đổi theo hướng xấu đi. Thật vậy rác vũ trụ là do chính bàn tay con người mang đến và vung vãi khắp mọi nơi.
3.7. Ma cà rồng vũ trụ
Hành tinh lùn trắng J2056, có thể có tiền thân là một ngôi sao cỡ Mặt Trời. Nhưng về cuối đời, nó đã hết năng lượng trở thành một hành tinh chỉ bằng với Trái Đất. Tuy nhiên, “trái đất màu trắng” này là một tồn tại cực kỳ nguy hiểm.
J2056 đã sở hữu tốc độ rất đáng kinh ngạc, nhờ cấu hình từ trường đặc biệt của mình. Thông thường các ngôi sao khác tương tự sẽ bị kìm hãm tốc độ quay do từ trường của chúng khá mạnh; nó làm chậm chuyển động khi tương tác với mọi thứ xung quanh. Từ trường của J2056 cực yếu, do đó đã biến nó thành quái vật hút máu.
Sao lùn trắng này đang tích cực “hút máu” một ngôi sao đỏ khổng lồ; vốn là bạn đồng hành của nó khi nó còn sống. Đây không phải là lần đầu tiên mà một sao lùn trắng và một ngôi sao lớn được phát hiện.
Trong vai trò một con “ma cà rồng”; sao lùn trắng sẽ ngốn ngấu các vật chất; năng lượng từ người bạn đồng hành của nó cho đến khi nó tự vỡ bụng và phát nổ. Kéo theo sự nổ tung của người bạn đồng hành. Ngôi sao bị hút máu cũng có chu kỳ quỹ đạo cực kỳ ngắn (1,76 giờ mỗi vòng quay).
Một điểm đặc biệt khác của sao lùn trắng này là vừa quay vừa phát ra tia X mạnh mẽ. Đây là điều mà các nhà khoa học chưa lý giải được. Họ đang tìm cách xem lại trạng thái ngôi sao lùn này lúc còn sống. Liệu đây có phải là hành tinh thuộc thế hệ hành tinh mới không?
Kết
Qua bài viết về vũ trụ rộng lớn của chúng ta. Chúng tôi đã cung cấp hơn phần nào đó kiến thức về vũ trụ bao la, về những phát hiện kỳ lạ của con người trong khi khám phá vũ trụ.
Nếu bạn thấy bài viết này thật sự có ích cho bạn; hãy thường xuyên theo dõi trang web của chúng tôi để đón đọc được nhiều bài viết hay hơn bạn nhé!