Mục lục
Bạn có biết về cấu tạo và công dụng của thiết bị này chưa? Nguyên lý hoạt động và cách phân loại van điện từ cũng sẽ được thể hiện trong bài viết dưới đây. Cùng tìm hiểu nhé!
1. Định nghĩa
Van điện từ là thiết bị cơ điện được dùng để kiểm soát dòng chảy của chất lỏng hoặc khí. Van điện từ hay còn có tên gọi khác là solenoid valve được điều khiển bởi dòng điện 220V hoặc 24V được điều khiển thông qua một cuộn dây. Khi cung cấp điện cho cuộn dây, một từ trường được tạo ra, từ đó tạo thành lực tác động lên pít tông bên trong các cuộn dây và khiến pít tông di chuyển. Tùy vào thiết kế của van mà pít tông tác động hoặc sẽ mở hoặc đóng van. Khi dòng điện được ngắt, các van sẽ trở về trạng thái của nó lúc ban đầu.

Trong van solenoid trực tiếp hành động, pít tông sẽ trực tiếp mở ra và đóng lại một lỗ bên trong van. Trong van thí điểm hoạt động (còn gọi là servo-type), pít tông, đóng mở một lỗ thí điểm. Áp lực inlet line, được dẫn qua các lỗ thí điểm, mở ra và đóng con dấu van.
Van điện từ có hai cổng phổ biến là một cổng vào và một cổng ra. Một số thiết kế cao cấp có thể có ba hoặc nhiều cổng. Một số mẫu lại sử dụng một thiết kế với đa dạng kiểu cách.
Van điện từ giúp chúng ta kiểm soát chất lỏng và khí một cách tự động.
Loại van này sẽ giúp hệ thống hoạt động nhanh, hiệu quả và sử dụng lâu dài. Thiết kế của loại van này rất nhỏ gọn nên không chiếm nhiều không gian.
2. Cấu tạo của van điện từ
Cấu tạo của van điện từ bao gồm những bộ phận sau đây:
- Thân van: Bằng đồng hoặc inox
- Môi chất: Chất khí (khí gas, nén, v,v) hoặc lỏng (dầu, nước)
- Ống rỗng (Chưa có lưu chất qua)
- Vỏ ngoài cuộn hít (Giúp bảo vệ cuộn điện)
- Cuộn từ (Cuộn dây sinh từ)
- Dây điện kết nối với nguồn điện bên ngoài
- Trục van làm kín (lò xo 8 sẽ tác động ép kín trong trạng thái bình thường giúp van đóng)
- Lò xo
- Khe hở giúp lưu chất đi qua
3. Phân loại van điện từ:
3.1. Phân loại theo chức năng
Van điện từ thường đóng

Đây là loại van sẽ luôn đóng khi ở trạng thái chưa cấp điện. Khi cần van mở, bạn chỉ cần cấp điện cho van, khi đó nó sẽ sinh ra lực từ trường từ cuộn điện và làm cho van trở về trạng thái mở. Muốn duy trì trạng thái này thì chúng ta cần phải duy trì nguồn điện cấp vào. Khi muốn đóng van thì ngừng việc cung cấp điện, van sẽ tự động trở về trạng thái ban đầu.
Hiện nay van điện từ đóng rất thông dụng trên thị trường. Đa phần người ta sử dụng van này. Không chỉ van điện từ mà nhiều loại van khác ở trạng thái đóng nhiều hơn là trạng thái mở. Một số nhãn hiệu sản xuất van này là: Unid, Round Star, TPC, SMC, ODE,…
Van điện từ thường mở
Trái ngược với van thường đóng, loại van này ở trạng thái chưa cấp điện thì thường mở. Khi cấp điện cho van thì van sẽ mở, sinh ra một từ trường đẩy trục làm kín khi đang ở vị trí xa đến vị trí làm kín và giúp nó đóng lại. Loại van này thường rất hiếm trên thị trường vì ít người sử dụng. Trong những trường hợp bất đắc dĩ chúng ta mới phải sử dụng đến nó. Loại van điện từ thường mở duy nhất lại Việt Nam hiện nay là ODE – ITALY.

3.2. Phân loại theo điện áp
Có 3 loại van điện từ sử dụng những điện áp khác nhau trên thị trường hiện nay:
- Điện áp 24 V : Loại điện áp này khi sử dụng sẽ tương đối an toàn cho người vận hành.
- Điện áp 220V: Đây là điện áp được sử dụng phổ biến ở Việt Nam.
- Điện áp 110V: ít được sử dụng trên thị trường, và cũng rất ít sản phẩm này trên thị trường.
4. Ứng dụng của van điện từ
Công nghệ tiên tiến được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực. Van điện từ thường được sử dụng để tưới cây, tưới sân vườn hoặc dùng để tưới cây, tưới sân vườn. Một số trường hợp nó còn được dùng để lắp đặt giặt quần áo hoặc bơm nước sinh hoạt, cấp thoát nước cho các nhà máy.
Với những ứng dụng trên của van điện từ sẽ giúp cho bạn hiểu thêm về loại thiết bị cơ điện này. Hy vọng bài viết này hữu ích đối với bạn. Hãy chia sẻ thêm nhiều thời gian với mọi người xung quanh nhé!