Top Những Kỹ Năng Sống Quan Trọng Dành Cho Học Sinh

0
1234

Mục lục

Kỹ năng sống là điều thiết yếu và quan trọng cần trang bị cho trẻ em và lứa tuổi học sinh, có những kỹ năng sống đó các em sẽ bước vào đời một cách tự tin hơn, sẽ tránh mắc sai lầm hơn. Vậy, là một phụ huynh, bạn nên trang bị cho con những kỹ năng gì?

Ở thế kỷ 21, khi lối sống của con người bắt đầu nâng cao, thì việc trang bị cho con trẻ những kỹ năng sống khi bước vào đời là một điều hết sức quan trọng. Vậy nên trang bị những kỹ năng sống nào? Và từng độ tuổi của các em thì cần chuẩn bị những gì? Đón xem bài viết nhé!

kỹ năng trồng cây
Các em được dạy kỹ năng trồng cây, chăm sóc cây

1. Những kỹ năng sống quan trọng cần dạy trẻ em trước 6 tuổi

Các bậc phụ huynh nên trang bị kiến thức kỹ năng cho trẻ trước 6 tuổi để định hình được nhân cách tốt cho trẻ trước khi trẻ trưởng thành.

1.1. Kỹ năng ứng xử

Cách ứng xử là một điều hết sức quan trọng trong đời sống của mỗi người, nên việc dạy cho trẻ biết tôn trọng người lớn, biết chào hỏi, dạ vâng khi gặp người lớn là một điều trẻ phải được học đầu tiên. Nên thường xuyên nhắc đi nhắc lại ở mỗi hoàn cảnh, mỗi tình huống xảy ra với bé, để bé biết khi nào nên chào hỏi và dạ vâng, hoặc cảm ơn khi có ai đó cho bé thứ gì.

Phần lớn tương tác hành động và lời nói của phụ huynh sẽ ảnh hưởng lớn đến thói quen và cách ứng xử của trẻ, dù cho trẻ mới biết đi và biết nói nhưng bé sẽ hoàn toàn tiếp nhận thông tin từ cha mẹ, hãy là một người cha/ người mẹ chuẩn mực để con noi gương làm theo.

1.2. Thể hiện lòng biết ơn

Cha mẹ nào chắc hẳn cũng đều muốn mang đến điều tốt cho con mình, kể cả trong lối sống bình thường hay nhà có điều kiện cũng nên cho trẻ học cách cảm ơn khi ai đó cho trẻ thứ gì, san sẻ đồ chơi cho bạn cũng như cảm ơn bạn khi được nhường đồ chơi. Cần dạy cho trẻ lòng biết ơn và trân trọng những gì đang có. Bạn nên dành thời gian đọc những cuốn sách dạy về sự biết ơn cho trẻ nghe mỗi tối, biết ơn khi có đồ ăn ngon, quần áo đẹp, có đồ chơi để chơi, được cha mẹ ông bà yêu thương, khi lớn lên trẻ sẽ biết ơn những gì mình có.

dạy trẻ biết cám ơ
Dạy trẻ biết cảm ơn khi được cho thứ gì đó là kỹ năng sống cần thiết

1.3. Lòng trung thực

Lòng trung thực là một kỹ năng hết sức quan trọng mà cha mẹ nên dạy trẻ, chúng ta nên dạy trẻ những hậu quả có thể xảy ra nếu không trung thực. Chúng ta đều biết rằng, trẻ sẽ hay bắt chước theo người lớn, nếu người lớn không có tính trung thực trong lời nói và hành động, sẽ khó dạy cho trẻ được sự trung thực. Vì thế, người lớn nên làm tấm gương để trẻ noi theo.

1.4. Lời hứa

Cha mẹ nên dạy trẻ nếu đã hứa thì phải thực hiện được lời hứa. Cha mẹ cũng nên noi gương cho trẻ học làm theo, nếu hứa với trẻ mua đồ chơi khi trẻ ngoan hay thưởng cho trẻ khi trẻ làm tốt điều gì đó thì người lớn nên thực hiện đúng lời đã hứa để tạo lòng tin và tạo đức tính uy tín cho trẻ sau này. Dạy cho con kỹ năng sống giữ lời hứa cũng là một trong những điều cực kỳ quan trọng mà các bậc phụ huynh phải làm.

1.5. Cảm thông và nhận lỗi

Việc trẻ cảm thông, an ủi động viên những người xung quanh sẽ cho trẻ biết nghĩ và yêu thương mọi người xung quanh hơn, từ đó khi lớn lên trẻ sẽ biết nghĩ cho người khác và giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, cảm thông và lắng nghe nhiều hơn. Và cũng cho trẻ biết nhận lỗi mỗi khi làm điều gì sai, hay làm cho ai buồn để trẻ có trách nhiệm hơn trong lời nói và hành động của mình.

1.6. Tự giác trong ăn uống

Cha mẹ không nên nuông chiều, đút cho trẻ ăn quá thường xuyên. Nếu trẻ đã có thể tự học cách ăn uống, cách cầm nĩa muỗng thì hãy để trẻ tự học cách cầm để tự ăn và sau khi ăn nên dọn dẹp lại khu vực mình ăn để giữ vệ sinh và học được cách tự dọn dẹp chén, muỗng, dĩa của mình. Đây là một trong các kỹ năng sống nên tập cho trẻ từ sớm

1.7. Dạy trẻ cách tự tin vào bản thân

Con bạn có phải là người hay tự ti và nhạy cảm? Nếu vậy, cha mẹ nên cho con tham gia nhiều hoạt động lành mạnh để trẻ được thể hiện bản thân, năng khiếu của trẻ. Dù trên lớp hay ở nhà bạn vẫn luôn dạy trẻ đặt câu hỏi, nếu không hiểu bài trên lớp hoặc các bài tập về nhà thì hãy cho trẻ được đặt câu hỏi và tìm câu trả lời, trẻ sẽ tự tin hơn trong việc tiếp thu kiến thức. Kỹ năng sống này rất cần thiết và sẽ quyết định cao trong công việc của con bạn

2. Kỹ năng sống cần thiết cho học sinh lứa tuổi vị thành niên

Độ tuổi này rất quan trọng để trang bị cho bản thân kiến thức. Kỹ năng sống để chuẩn bị bước vào đời, nên việc trang bị các kiến thức ngay từ bây giờ là điều cần thiết, cùng điểm qua các kỹ năng để giúp lứa tuổi vị thành niên có những bước chân vững chãi trong con đường sắp tới

2.1. Kỹ năng tự phục vụ bản thân

Đây là kỹ năng sống cực kì tuyệt vời để dạy con trẻ cách tự lập khi ra khỏi vòng tay của cha mẹ. Mọi hành động, thói quen sinh hoạt thường ngày trẻ sẽ tự làm nếu bản thân làm được. Nếu không có kỹ năng tự phục vụ con trẻ sẽ không thể tự lập và chủ động trong cuộc sống và cuộc sống của trẻ sẽ mãi dựa dẫm vào cha mẹ.

Những việc trẻ có thể tự làm tại nhà: xếp gọn lại sách vở, lau chùi bàn học tập, phụ mẹ làm việc nhà, gấp gọn quần áo,…sẽ làm con trẻ có thói quen tình thần tự giác cao. 

2.2. Kỹ năng xác định mục tiêu cuộc đời

Cha mẹ nên cho con mình tham gia nhiều hoạt động có ích, tham gia các lớp năng khiếu rèn luyện kỹ năng sống để biết con thích gì, mạnh ở điểm nào. Chính những hoạt động này sẽ giúp con phát huy khả năng của mình, chinh phục ước mơ và các dự định trong tương lai. Việc định hướng cho trẻ ngay từ nhỏ sẽ giúp trẻ giỏi hơn ở lĩnh vực sở trường, phục vụ cho nghề nghiệp của con sau này.

Kỹ năng xác định mục tiêu sẽ làm cho con lên kế hoạch cần phải làm, và trình tự các bước để thực hiện điều đó. Cùng với đó là sự kiên trì, bền bỉ và sự động viên từ các bậc phụ huynh, đây là một kỹ năng sống không phải phụ huynh nào cũng có thể nhận ra và giúp con thực hiện tốt được.

2.3. Kỹ năng sống quản lý thời gian

Việc quản lý thời gian sẽ là việc khá khó khăn khi trẻ mới tập làm quen. Thời gian học tập, nghỉ ngơi, thư giãn hay chơi thể thao cũng cần phải được quản lý hợp lý. Điều tiếp theo đó là bố mẹ không nên bắt trẻ học quá nhiều mà không có thời gian thư giãn, điều này sẽ làm cho trẻ căng thẳng, stress và sợ đi học. Hãy để cho con không gian riêng, thời gian nghỉ ngơi hợp lý để trẻ có thể có sức khỏe tốt, điều này sẽ giúp kết quả học tập của con tốt hơn.

kỹ năng quản lý thời gian
Cách quản lý thời gian hiệu quả

2.4. Kỹ năng điều chỉnh quản lý cảm xúc

Ở độ tuổi trẻ vị thành niên đang trong giai đoạn dậy thì, ắt hẳn sẽ có những cảm xúc hỗn loạn, không kiềm chế. Là phụ huynh, bố mẹ nên giúp các em cân bằng cảm xúc, tạo ra những niềm vui trong gia đình, kết nối và gần gũi, thấu hiểu lắng nghe con nhiều hơn để tạo sự gắn kết giữa cha mẹ và con cái.

2.5. Kỹ năng nhận thức và đánh giá bản thân trong cuộc sống

Mỗi cá nhân sinh ra sẽ đều có một điểm đặc biệt, tài năng riêng biệt, thế nên việc nhận ra những điểm mạnh của con sẽ giúp con tự tin hơn trong cuộc sống. Đừng so sánh đánh giá trẻ quá khắt khe khi trẻ bị điểm kém hay thua thiệt bạn bè, mọi chuyện sẽ tệ hơn nếu cha mẹ cứ chỉ trích con. Thay vào đó, hãy động viên và giúp con trẻ cố gắng cải thiện và đánh giá bản thân một cách trung thực, khách quan và hãy cho con cảm nhận rằng con vẫn tốt và có giá trị trong cuộc sống.

2.6. Kỹ năng đối diện trước đám đông

Việc thể hiện trước đám đông không phải ai cũng làm được, nhưng nếu trẻ có sự tự tin, có thể đứng trước đám đông thuyết trình, hát hay biểu diễn điều gì đó hãy khuyến khích và động viên con hết mình. Ban đầu có thể trẻ sẽ còn e ngại nhưng nhiều lần sau trẻ sẽ tự tin hơn. Biết đâu những đứa trẻ thân yêu của chúng ta sẽ là một ca sĩ, mc, trợ giảng, hoặc làm những công việc liên quan đến việc đứng trước đám đông

kỹ năng nói chuyện trước đám đông
Kỹ năng đối diện trước đám đông giúp trẻ thêm tự tin, mạnh dạn hơn nơi đông người

2.7. Kỹ năng sống đối diện và xử lý tình huống

Việc trang bị cho các em các kỹ năng xử lý tình huống trong từng hoàn cảnh là điều rất cần thiết. Các em sẽ dần làm quen với việc xử lý việc A, B khi gặp hoàn cảnh C,D… dần sẽ tạo thói quen xử lý tình huống nhanh chóng đạt hiệu quả cao. Có nhiều khóa học dạy xử lý tình huống, xử lý vấn đề bạn có thể tham khảo cho con em tập làm quen dần. Khi gặp những vấn đề khó, hãy bình tâm tìm hướng giải quyết, đối diện với điều đó chứ không trốn tránh, nhanh trí tìm ra hướng giải quyết sẽ giúp trẻ thông minh hơn.

2.8. Kỹ năng đánh giá người khác trong cuộc sống

Kỹ năng này giúp trẻ biết tôn trọng người khác, đánh giá người khác một cách công tâm. Không những vậy, kỹ năng sống này còn giúp trẻ lựa lời nói hay sao cho hợp lý theo hướng khách quan hơn là chủ quan. Bạn có thể cho con trẻ đi học các lớp dạy giao tiếp, ứng xử, tôn trọng người xung quanh để con trẻ có đủ kiến thức giao tiếp tốt nhất.

Ngoài ra, sẽ còn nhiều kỹ năng sống đặc biệt khác mà các bậc phụ huynh nên trang bị kiến thức cho con em mình như:

  • Kỹ năng hợp tác chia sẻ
  • Kỹ năng làm việc theo nhóm
  • Kỹ năng tự bảo vệ bản thân
  • Kỹ năng chi tiêu tài chính hợp lý
  • Kỹ năng bơi để hạn chế đuối nước

Nhất là đối với các em vị thành niên sắp bước qua tuổi thanh niên thì cần có những kiến thức kỹ năng sống để chuẩn bị vào đời. Ngoài ra, bố mẹ có thể tham khảo cho con học các khóa học hướng nghiệp để chọn cho mình những công việc phù hợp với bản thân.

Các kỹ năng sống đã chia sẻ ở trên tưởng chừng dễ nhưng để con trẻ thành thạo thì sẽ là một quá trình cố gắng không ngừng của cả trẻ và phụ huynh. Hãy trang bị những kiến thức, kỹ năng sống quan trọng ngay bây giờ để khi lớn lên các em ra ngoài xã hội sẽ là những người công dân có ích cho đất nước.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây