Mục lục
Tiểu cầu là một loại “tế bào” nhỏ nhất trong máu chúng ta. Và có chức năng quan trọng trong cơ chế cầm máu của cơ thể. Thực tế, chúng thậm chí còn không phải là tế bào. Chúng được sinh ra từ tế bào xương, khi số lượng chúng cao hoặc thấp đều gây bệnh.
1. Tiểu cầu là gì?
Tiểu cầu là những tế bào máu rất nhỏ lưu thông trong máu của chúng ta. Và chúng liên kết lại với nhau sau khi chúng nhận ra các mạch máu bị đứt. Chức năng chính của chúng là duy trì tính toàn vẹn của mạch máu. Nó đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình cầm máu.
Nếu một trong các mạch máu của bạn bị tổn thương, nó sẽ gửi tín hiệu đến các tiểu cầu. Sau đó, các tế bào sẽ đến vị trí bị tổn thương và tạo thành một cục máu để sửa chữa tổn thương đó. Đây chính là cục máu đông để cầm máu.

Quá trình những tế bào này lan rộng trên bề mặt của một mạch máu bị tổn thương để cầm máu được gọi là sự kết dính. Điều này là do khi các tế bào này đến vị trí bị thương. Chúng sẽ phát triển các xúc tu dính để giúp chúng dính chặt vào nhau. Chúng cũng phát ra tín hiệu hóa học để thu hút thêm nhiều tế bào “đồng bạn” hơn.
2. Các đặc điểm chung
Tiểu cầu là các mảnh tế bào chất có nguồn gốc từ tủy xương của chúng ta. Là tế bào megakaryocyte. Giống như các tế bào hồng cầu và hầu hết các tế bào bạch cầu. Khi các tế bào megakaryocyte phát triển thành các tế bào khổng lồ. Chúng trải qua một quá trình phân mảnh dẫn đến việc giải phóng hơn 1.000 tiểu cầu trên mỗi megakaryocyte. Hormone chi phối kiểm soát sự phát triển tế bào megakaryocyte là thrombopoietin (thường được viết tắt là TPO).
Tiểu cầu là tế bào máu nhỏ nhất trong số các tế bào máu. Trong đó:
- Tiểu cầu chỉ bằng khoảng 20% đường kính của một tế bào hồng cầu. Số lượng tế bào trong một người bình thường là 150.000-350.000 mỗi microlit máu. Nhưng vì có kích thước rất nhỏ như vậy nên chúng chỉ chiếm một phần rất nhỏ của thể tích máu.
- Hồng cầu là loại tế bào máu có số lượng nhiều nhất trong, khoảng 5.000.000 trên mỗi microlit máu. Các tế bào hồng cầu chiếm khoảng 40% tổng lượng máu của chúng ta. Màu sắc đỏ của máu chúng ta là do hồng cầu. Mà hồng cầu đỏ là do hemoglobin – chiếm gần như toàn bộ thể tích hồng cầu. Hemoglobin là một protein quan trọng vận chuyển oxy từ phổi của con người đến các mô. Các tế bào này thường có hình dạng như đĩa tròn với hai mặt lõm. Khi kiểm tra bằng kính hiển vi, chúng trông giống như một chiếc lốp màu đỏ hoặc cam với phần tâm mỏng gần như trong suốt.
- Tế bào bạch cầu là tế bào lớn nhất trong số các tế bào máu. Nhưng cũng là tế bào có số lượng ít nhất. Chỉ có 5.000-10.000 tế bào bạch cầu trên mỗi microlit máu. Có một số loại tế bào bạch cầu khác nhau trong cơ thể. Nhưng tất cả đều liên quan đến khả năng miễn dịch và chống nhiễm trùng cho cơ thể
Ngoài là tế bào máu nhỏ nhất, chúng cũng nhẹ nhất. Do đó chúng bị đẩy ra ngoài từ trung tâm của dòng máu chảy đến thành mạch máu. Ở đó, chúng lăn dọc theo bề mặt của thành mạch, được lót bởi các tế bào gọi là nội mô. Nội mạc là một bề mặt rất đặc biệt, giống như Teflon trong chảo không dính nhà bạn. Chúng ngăn không cho bất cứ thứ gì dính vào. Tuy nhiên, khi có chấn thương hoặc vết cắt, và lớp nội mô bị phá vỡ, các sợi cứng bao quanh mạch máu tiếp xúc với chất lỏng đang chảy máu. Và các tiểu cầu sẽ phản ứng đầu tiên với chấn thương này.
3. Cấu trúc
Chúng thực chất không phải là tế bào thực sự, nó chỉ đơn thuần là các mảnh tế bào tuần hoàn. Mặc dù nó chỉ đơn thuần là các mảnh tế bào, nhưng chúng mang trong mình cấu trúc rất quan trọng để cầm máu. Tiểu cầu có chứa các protein trên bề mặt cho phép chúng dính vào các vết vỡ trong thành mạch máu và cũng dính vào nhau.

Tế bào chất của tiểu cầu rất giàu actin và myosin. Điều này giúp chúng có khả năng thay đổi hình dạng và rút cục máu đông. Tế bào chất của chúng bao gồm ti thể, lysosome, glycogen dự trữ và ba loại hạt chứa nhiều phân tử hoạt động sinh học. Các hạt này được phân loại theo cấu trúc, mật độ và hàm lượng siêu nhỏ của chúng. Ví dụ như hạt alpha, hạt lysosome và hạt đặc. Các hạt có thể tiết ra các protein khác cần thiết để tạo ra một nút máu đông chắc chắn để bịt kín các vết vỡ mạch máu. Ngoài ra, tiểu cầu chứa các protein tương tự như protein cơ cho phép chúng thay đổi hình dạng khi chúng trở nên kết dính.
Lúc bình thường đang nghỉ ngơi chúng có dạng đĩa nhẵn và đường kính 3,6 ± 0,7 µm. Khi được kích thích do vỡ mạch máu, chúng sẽ trải qua sự thay đổi hình dạng, trở thành một khối cầu nhỏ gọn với nhiều đuôi gai kéo dài. Thậm chí trông giống con bạch tuộc với những xúc tu vươn dài tới thành mạch máu vỡ hoặc tiểu cầu khác. Làm tăng rõ rệt diện tích bề mặt của chúng.
4. Các chứng rối loạn liên quan
Bạn đã từng hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu số lượng tiểu cầu của bạn tăng quá cao hoặc giảm quá thấp? Đây là những tình trạng sức khỏe liên quan đến số lượng tiểu cầu bất thường.
4.1. Giảm tiểu cầu
Trong tình trạng này nghĩa là tủy xương của bạn tạo ra quá ít tiểu cầu. Hoặc nhiều tiểu cầu của bạn đã bị phá hủy.
Nếu số lượng tiểu cầu của bạn quá thấp có thể làm xuất hiện vết bầm tím dưới da. Nó cũng có thể xảy ra bên trong cơ thể như hiện tượng chảy máu trong. Hoặc bên ngoài cơ thể như vết cắt không cầm máu được, chảy máu mũi, chảy máu thường xuyên từ nướu, hoặc đường tiêu hóa.
Giảm tiểu cầu có thể xuất hiện do nhiều bệnh lý gây ra. Có thể là do ung thư, bệnh gan, mang thai, nhiễm trùng.
Nó cũng có thể gây ra bởi hệ thống miễn dịch: Rối loạn này là sự gia tăng phá hủy tiểu cầu và giảm sản xuất tế bào này của tủy xương. Và những vấn đề này là do tự kháng thể gây ra. Kháng thể là các protein thường được tạo ra bởi một loại tế bào bạch cầu để phản ứng và chống lại các vật chất lạ.
Tuy nhiên tình trạng tự kháng thể (phản ứng với chính mình) là bất thường. Nó chỉ xảy ra khi các tế bào sản xuất kháng thể nhận được các tín hiệu hỗn hợp và xác định một mô cơ thể bình thường là ngoại lai và cố gắng từ chối nó. Trong trường hợp này, tiểu cầu được hệ thống miễn dịch công nhận là tế bào “ngoại lai” và tự kháng thể được tạo ra để chống lại nó.
4.3. Tăng tiểu cầu thiết yếu
Trong tình trạng này thì tủy xương của bạn lại tạo ra quá nhiều tiểu cầu. Những người bị mắc tình trạng này có thể có số lượng trên 1 triệu tế bào này. Các triệu chứng có thể bao gồm cục máu đông hình thành và chặn nguồn cung cấp máu đến não hoặc tim. Hiện nay các bác sĩ không biết nguyên nhân gây ra hiện tượng tăng này.
4.4. Tăng tiểu cầu thứ phát
Đây là một tình trạng khác do quá nhiều tiểu cầu gây ra nhưng không phải thứ cấp. và loại này phổ biến hơn.
Nguyên nhân của tình trạng này không phải do vấn đề tự tủy xương tạo ra quá nhiều tế bào. Thay vào đó, nguyên nhân cốt lõi của nó là cho một bệnh hoặc tình trạng khác kích thích tủy xương tạo ra nhiều tiểu cầu hơn. Nó có thể bao gồm nhiễm trùng, viêm, một số loại ung thư và phản ứng với thuốc.
Khi có các triệu chứng, chúng bao gồm các cục máu đông tự phát ở tay và chân, nếu không được điều trị có thể dẫn đến đau tim và đột quỵ. Nếu gặp phải những trường hợp bệnh nghiêm trọng, bệnh nhân có thể phải trải qua một quy trình gọi là phương pháp hấp thụ tiểu cầu. Điều này giúp làm giảm số lượng chúng bằng cách loại bỏ máu, tách các tiểu cầu ra và trả lại các tế bào hồng cầu trở lại cơ thể.
Với tăng tiểu cầu thứ phát, các triệu chứng thường liên quan đến tình trạng bệnh kèm theo và cũng sẽ điều trị theo bệnh đó. Ví dụ, nếu bạn bị nhiễm trùng hoặc thiếu máu, bạn điều trị những bệnh đó xong thì và số lượng tiểu cầu của bạn sẽ giảm xuống.
4.5. Rối loạn chức năng tiểu cầu
Nhiều bệnh hiếm gặp ở con người có liên quan đến chức năng tiểu cầu kém. Nó có nghĩa là số lượng tế bào này của bạn vẫn bình thường. Nhưng các chúng không hoạt động hiệu quả như bình thường. Các loại thuốc như aspirin có thể gây ra hiện tượng rối loạn chức năng này. Điều quan trọng là bạn phải biết loại thuốc nào ảnh hưởng đến tế bào này. Để khi dùng, bạn có thể tăng nguy cơ chảy máu.

Aspirin ngăn chặn một trong những bước cần thiết để các tiểu cầu kết dính với nhau. Tác dụng này của aspirin làm cho nó trở thành một phương pháp điều trị hiệu quả cho những bệnh nhân bị rối loạn đông máu hoặc huyết khối. Ví dụ như một người đến phòng cấp cứu với cơn đau ngực dữ dội và nghi ngờ bị nhồi máu cơ tim được cho ngay lập tức aspirin. Điều này ngăn chặn một số tiểu cầu vón cục có thể cản trở lưu lượng máu đến tim.
Aspirin là một loại thuốc hiệu quả để ngăn ngừa những cục máu đông này. Và nó không làm tê liệt hoàn toàn tiểu cầu. Tuy nhiên, aspirin có thể tiềm ẩn nguy hiểm ở những bệnh nhân có nguy cơ chảy máu. Chẳng hạn như người mắc bệnh máu khó đông hoặc bệnh nhân có quá ít tiểu cầu.
5. Kết
Tiểu cầu là các tế bào nhỏ nhưng quan trọng trong máu giúp cơ thể kiểm soát chảy máu. Nếu bạn có các triệu chứng như dễ bị bầm tím, vết cắt không ngừng chảy máu hoặc chảy máu cam thường xuyên. Hãy đến cơ sở y tế để kiểm tra tình trạng. Chỉ đơn giản là dùng một xét nghiệm máu. Bạn có thể tìm hiểu được số lượng tế bào này của mình có bình thường hay không.