Thiền – Cách Để Bạn Lấy Lại Sự Cân Bằng Trong Cuộc Sống

0
1088

Mục lục

Thiền là cách để bạn tập trung và tĩnh tâm, cao hơn nữa là mức độ cao hơn của nhận thức, sự bĩnh tĩnh trong nội tại. Nó mang đến cho bạn cảm giác bình yên và sự tĩnh tại dù cho xung quanh bạn có xảy ra bất cứ chuyện gì đi nữa. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

1. Chuẩn bị thiền

1.1. Chọn một môi trường yên bình

Việc thiền nên được thực hiện ở một nơi nào đó có sự thanh tĩnh và thanh bình nhất. Việc này sẽ giúp cho bạn hoàn toàn tập trung và không bị phân tâm bởi các yếu tố bên ngoài. Cố gắng tìm nơi nào đó chắc chắn rằng bạn sẽ không bị làm phiền trong suốt thời gian ngồi thiền. Bạn chẳng cần phải chọn không gian quá rộng, miễn sao nó giữ được sự kín đáo và riêng tư là đủ rồi.

Đối với những người mới tập thiền, hãy tránh bị phân tâm bởi những yếu tố bên ngoài. Tránh xa tivi hoặc các thiết bị điện tử khác, đặc biệt là những thứ gây ra tiếng ồn. Còn nếu bạn muốn mở nhạc hãy chọn những giai điệu nhẹ nhàng để tránh bị xao nhãng. Tuy nhiên, bạn cần phải hiểu rằng không gian để thiền không cần phải hoàn toàn im lặng, thế nên bạn không cần phải đeo tai nghe. Bởi vì trong thực tế, nhận thức được rằng những âm thanh tiếng ồn không ảnh hưởng đến bạn chính là một phần vô cùng quan trọng của ngồi thiền.

thiền
Đạt trạng thái tĩnh lặng, thoải mái nhất

1.2. Mặc quần áo thoải mái

Mục tiêu chính của việc ngồi thiền là để tĩnh tâm và phong tỏa các yếu tố bên ngoài. Thế nhưng điều này có thể bị cản trở nếu bạn mặc quần áo bị chật hay cảm giác khó chịu. Vì vậy, hãy chọn cho mình những bộ quần áo rộng rãi và thoải mái trong lúc ngồi thiền. Lưu ý là cởi giày ra trong lúc tập luyện. Nếu như bạn thiền định ở một chỗ hơi lạnh hãy mặc ấm một chút, nếu không sẽ dễ làm bạn bị phân tâm, không thiền được lâu.

1.3. Xác định thời gian muốn ngồi thiền

Trước khi bắt đầu ngồi thiền, hãy xác định xem mình muốn ngồi trong bao lâu. Nhiều thiền giả chia sẻ rằng nên thiền khoảng 20 phút/ lần, ngày 2 lần là tốt nhất. Còn đối với những người mới bắt đầu thì có thể rút ngắn thời gian xuống còn 5 – 10 phút là được. Khi đã xác định được khung thời gian, bạn nên cố gắng thực hiện theo nó. Nếu cảm thấy chưa thật sự hiệu quả cũng đừng bỏ cuộc. Bởi vì nếu muốn thành công bạn phải tập luyện trong một thời gian rất lâu. Hãy cố gắng và kiên trì đến cùng nhé!

Dù biết là bạn cần phải quản lý thời gian của mình, tuy nhiên cứ xem đồng hồ trong lúc tập lại không nên. Vì vậy, bạn có thể đặt đồng hồ báo thức với âm thanh nhẹ nhàng để bạn biết rằng thời gian đã kết thúc. Hoặc bạn có thể dựa vào yếu tố khác như ánh sáng, …

1.4. Căng duỗi cơ thể

Khi thiền định, bạn cần phải ngồi một chỗ trong khoảng thời gian nhất định, nên bạn cần căng giãn các cơ thể cơ thể trước khi bắt đầu thiền. Dành một vài phút để duỗi nhẹ toàn bộ cơ, chuẩn bị tâm trí tĩnh tại nhất khi bắt đầu vào thiền. Việc thư giãn tâm trí giúp cho bạn không bị chi phối nhiều khi mỏi hoặc đau cơ.

Nếu bạn ngồi trước máy tính, hãy duỗi phần lưng dưới và chân, đặc biệt là phần bên trong đùi nếu ngồi ở tư thế hoa sen. 

1.5. Ngồi ở vị trí thoải mái

thiền
Ngồi ở một nơi yên tĩnh tránh xa ồn ào bên ngoài

Việc ngồi ở tư thế thoải mái nhát vô cùng quan trọng, đó là lý do bạn cần phải tìm một vị trí thật sự tốt để quá trình thiền hiệu quả nhất. Cách ngồi thiền truyền thống là bạn phải ngồi trên một tấm đệm trên mặt đất, ngồi ở tư thế hoa sen hoặc bán hoa sen. Nhưng nếu như bạn có chân, lưng dưới và hông không được linh hoạt thì không nên ngồi tư thế hoa sen. Vì nó khiến cho lưng của bạn bị khom và không cân bằng cơ thể. Thay vào đó hãy chọn cho mình một tư thế ngồi thẳng lưng và giữ được cân bằng.

Bạn cũng có thể ngồi mà chẳng cần bắt chéo chân bằng cách ngồi trên ghế dành cho người ngồi thiền. Điều bạn cần quan tâm nhất trong tư thế ngồi chính là tạo cho bản thân cảm thấy thoải mái nhất, thư giãn nhất và cân bằng để không tạo quá nhiều áp lực cho xương sống. Bất cứ khi nào bạn cảm thấy căng tức thì hãy thả lỏng phần đó ra. Cách để tay truyền thống là để tay vào trong lòng, lòng bàn tay hướng lên trên, thả lỏng hai vai hoặc để trên đầu gối.

1.6. Nhắm mắt

Khi ngồi thiền, bạn có thể nhắm mắt hoặc mở mắt, nhưng nếu bạn là người mới bắt đầu, hãy nhắm mắt lại nhé! Hành động này kích thích thị giác bên ngoài và tránh được việc phân tâm khi tập luyện. Khi đã thật sự quen với việc ngồi thiền rồi thì hãy thử mở mắt ra. Mở mắt thì cần giữ trạng thái ôn hòa, không tập trung vào bất cứ điều gì đặc biệt. Để mình ở trạng thái như đang bị thôi miên, nó khiến bạn cảm thấy thư giãn hơn nhưng vẫn trong trạng thái cảnh giác.

2. Các cách thực hành thiền

2.1. Theo dõi hơi thở của bạn

Trong tất cả các kỹ thuật thiền, thiền thở là kỹ thuật tuyệt vời nhất để bắt đầu thực hành. Hãy chọn một điểm trên phần rốn của bạn, tập trung vào điểm đó bằng tâm trí của chính mình. Cảm nhận được sự lên xuống của bụng khi bạn hít vào và thở ra. Không cần phải quá chú ý và thay đổi cách thở của mình chỉ cần thở bình thường là được. 

thiền
Tập trung vào hơi thở của chính bạn

Bạn có thể tưởng tượng ra những hình ảnh như một đồng xu đang được đặt trên điểm rốn của bạn hoặc có thể là một tấm phao nổi trên đại dương, đang nhấp nhô theo từng đợt sóng. Nếu tâm trí của bạn bắt đầu nghĩ lung tung, đừng lo lắng. Vì bạn chỉ mới bắt đầu làm quen với thiền, điều gì cũng cần một thời gian để tập luyện thì mới quen được. Chỉ cần tập trung vào hơi thở, không suy nghĩ đến bất cứ điều gì khác gây hoang mang.

2.2. Khai quang tâm trí

Muốn hành thiền, bạn cần tập trung tối đa vào một việc duy nhất. Bạn có thể tập trung vào một câu chú hay một vật nào đó khi mới bắt đầu. Có nhiều thiền giả lâu năm còn có thể khai quang tâm trí của họ hoàn toàn.

2.3. Đọc chú

Một dạng phổ biến khác của thiền chính là thiền chú, nó liên quan đến việc lặp đi lặp lại một câu chú đến khi tâm trí của bạn trở nên tĩnh lặng và bước vào trạng thái thiền định sâu. Bạn có thể chọn bất cứ câu chú nào mà cảm thấy dễ nhớ nhất. Đọc thầm câu chú ấy lặp đi lặp lại nhiều lần ở trong tâm trí. Nếu như tâm trí của bạn đi lang thang cũng đừng lo lắng, hãy tập trung lại lần nữa và tiếp tục lặp lại từ đó. Khi nào bạn cảm thấy nhận thức và ý thức sâu hơn thì không cần lặp lại câu nói đó nữa. 

2.4. Tập trung vào một vật cụ thể

Cũng giống như với câu chú, bạn có thể sử dụng một vật đơn giản để nắm bắt trọn tâm trí và cho phép nó đạt đến việc nhận thức sau hơn. Hình thức này chính là thiền mở mắt, nó khiến cho nhiều người cảm thấy dễ dàng hơn khi có vật gì đó để tập trung nhìn vào.

Đặt vật mà bạn chọn ở ngang tầm mắt để cho bạn không cần phải căng cổ để nhìn. Hãy tập trung vào nó, không nhìn bất cứ thứ gì khác. Cho đến khi tầm nhìn của bạn bắt đầu mờ đi bên ngoài, chỉ duy nhất vật đó hiện hữu rõ. Não bộ của bạn chỉ tiếp cận duy nhất hình ảnh của vật đó, sẽ có cảm giác thanh thản vô cùng.

2.5. Thực hành thiền quán

Thiền quán chính là việc tạo ra một nơi bình yên trong tâm trí và khám phá nó đến khi đạt trạng thái tĩnh lặng hoàn toàn. Đó là bất cứ nơi nào mà bạn thích và nó không nhất thiết phải có thực, nơi đó chỉ dành riêng cho bạn, chỉ một mình bạn biết. Bạn chọn nơi nào thì nơi đó chính là chốn tôn nghiêm nhất dành cho mình bạn. Hãy để bản thân khám phá nó, để nó tồn tại thật rõ và xuất hiện trong tâm trí. 

Bạn có thể cảm nhận mọi thứ ở đây, từ hình ảnh, âm thanh cho đến hương thơm từ môi trường xung quanh. Việc tận hưởng không gian ấy bao lâu là tùy ở bạn, hãy để mọi thứ lan tỏa tự nhiên nhất và hữu hình. Khi đã sẵn sàng rời đi rồi, hãy hít thở thật sâu và mở mắt ra. Bạn có thể quay trở lại đó vào lần thiền định tiếp theo hoặc tạo ra một không gian mới. Những không gian mà bạn tự tạo ra cũng một phần phản ánh tính cách của chính bạn nữa đó. 

2.6. Thả lỏng từng điểm trên cơ thể

thiền
Thả lỏng tất cả các điểm trên cơ thể

Tập trung lần lượt từng phần trên cơ thể sau đó thả lỏng chúng một cách có ý thức. Kỹ thuật này cho phép bạn thư giãn tâm trí khi cơ thể được thư giãn. Hãy nhắm mắt lại và chọn một điểm trên cơ thể để bắt đầu. Tập trung cảm nhận và thả lỏng phần đó, khi chúng đã hoàn toàn được thư giãn hãy lặp lại một lần nữa với những điểm khác. Trước khi rời khỏi trạng thái thiền định, tập trung hơi thở của mình một vài phút. 

2.7. Thiền luân xa tim

Luân xa tim là một trong bảy luân xa, nó được xem là trung tâm của năng lượng và nằm trong cơ thể của con người. Nó nằm giữa ngực, gắn kết mọi yếu tố như tình yêu, lòng từ bi và sự hòa bình, tin tưởng sâu sắc. Thực hành thiền luân xa giúp bạn kết nối mọi cảm nhận và gửi chúng ra thế giới bên ngoài.

Muốn bắt đầu, bạn nhắm mắt lại và xoa hai lòng bàn tay lại với nhau. Nó giúp bạn tạo được hơi ấm và năng lượng. Sau đó, bạn đặt tay phải lên giữa ngực, bên trên luân xa tim của mình và đặt tay trái trên đỉnh đầu.

Khi thực hiện điều này, bạn hãy tưởng tượng có một năng lượng xanh đang lan tỏa ra từ trong lồng ngực và đi vào lòng bàn tay. Năng lượng xanh này là hiện diện cho tình yêu, cuộc sống và những cảm xúc tích cực bạn đang cảm nhận được. Khi đã sẵn sàng rồi, hãy lấy tay ra khỏi lồng ngực để năng lượng thoát ra. Gửi tất cả chúng đến những người mà bạn yêu thương và thế giới ngoài kia. Đó phải là thứ mà bạn cảm nhận được từ chính trong tâm hồn của mình. 

Hy vọng với chia sẻ trong bài viết này, bạn sẽ biết cách để thiền và lấy lại sự cân bằng từ trong chính tâm hồn của mình. Hãy thực hiện việc này để giúp làm tăng thêm sức mạnh tâm hồn, bạn sẽ dễ dàng vượt qua mọi khó khăn trở ngại trong cuộc sống chông chênh ngoài kia. Hãy mạnh mẽ lên nhé!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây