Tên Miền Và Những Lưu Ý Cho Người Mới Khi Chọn Mua

0
1090

Mục lục

Tên miền là gì và cần lưu ý gì khi sử dụng? Trong bài viết dành cho người mới bắt đầu này, tôi sẽ giới thiệu tên miền, thành phần cấu thành và một số kinh nghiệm bạn cần lưu khi chọn mua tên miền cho trang web của mình.

1. Giới thiệu tên miền

1.1. Tên miền là gì?

Tên miền là địa chỉ trang web của bạn mà mọi người gõ vào thanh URL của trình duyệt để truy cập vào. Về cơ bản, tên miền giống như cách mà GPS cần địa chỉ đường phố, trình duyệt web cần chúng để dẫn mọi người đến trang web của bạn.

Theo định nghĩa chính quy (RFC) tên miền được tạo thành từ các nhãn không rỗng phân cách nhau bằng dấu chấm (.); những nhãn này giới hạn ở các chữ cái ASCII từ a đến z (không phân biệt hoa thường), chữ số từ 0 đến 9, và dấu gạch ngang (-), kèm theo những giới hạn về chiều dài tên và vị trí dấu gạch ngang. Đó là dấu gạch ngang không được xuất hiện ở đầu hoặc cuối của nhãn, và chiều dài của nhãn nên trong khoảng từ 1 đến 63 và tổng chiều dài của một tên miền không được vượt quá 255.

Bạn có biết rằng khi các máy tính nói chuyện qua Internet, chúng sử dụng các địa chỉ IP để xác định nhau. Chúng ta khó mà nhớ nổi những cái địa chỉ này, vì nó có dạng như  “216.58.214.14”. Vì thế mọi người cần những cái tên thân thiện hơn như “google.com”. Đây chính là tên miền. 

1.2. Các thành phần của tên miền

Tên miền gồm 2 phần chính là miền cấp hai (second level domain – SLD) và tên cao cấp nhất (top level domain – TLD). Miền cấp hai là tên trang web của bạn. Mọi thứ xuất hiện sau dấu chấm đều là tên miền cấp cao nhất, đôi khi được gọi là “phần mở rộng tên miền”. Hiện tại, có hơn 1000 phần tên mở rộng có sẵn. Không có gì ngăn cản bạn sáng tạo!

Tên miền gồm miền cấp hai và miền cao cấp nhất

Ví dụ: tên miền Google.com bao gồm tên của trang web (Google) và phần mở rộng (.com). Tên miền cấp cao nhất có thể là tên miền cấp cao nhất dùng chung (generic top-level domain, viết tắt là gTLD) hoặc tên miền quốc gia (country code top-level domain, viết tắt là ccTLD). Cụ thể:

Tên miền cấp cao nhất dùng chung

Có từ 3 ký tự trở lên và thường được đặt theo loại tổ chức đó. Ví dụ: 

  • .aero – dành cho công nghiệp vận tải hàng không
  • .biz – dành cho công việc kinh doanh
  • .cat – dành cho ngôn ngữ/văn hóa Catalan
  • .com – dành cho các tổ chức thương mại, nhưng không có hạn chế
  • .coop – dành cho các tổ chức hợp tác
  • .edu – dành cho các cơ sở giáo dục sau cấp 2
  • .gov – dành cho chính phủ và cơ quan đại diện tại Hoa Kỳ
  • .info – dành cho các trang thông tin, nhưng không có hạn chế
  • .int – dành cho các tổ chức quốc tế được thành lập theo hiệp ước
  • .jobs – dành cho các trang liên quan đến việc làm
  • .mil – dành cho quân đội Hoa Kỳ
  • .mobi – dành cho các trang chuyên về thiết bị di động
  • .museum – dành cho các nhà bảo tàng
  • .name – dành cho dòng họ và cá nhân
  • .net – nguyên thủy dành cho hạ tầng mạng, nay không có hạn chế
  • .org – nguyên thủy dành cho những tổ chức không xác định được rõ thuộc về tên miền dùng chung nào khác, nay không có hạn chế
  • .pro – dành cho những tổ chức chuyên nghiệp
  • .tel – dành cho những dịch vụ liên quan đến mạng điện thoại và Internet (được thêm ngày 2 tháng 3 năm 2007)
  • .travel – dành cho những công ty du lịch, hàng không, chủ khách sạn, cục du khách, v.v…
  • .xxx – dành cho web “đen”

Tên miền quốc gia

Được dùng cho một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ. Độ dài miền này là 2 ký tự. Ví dụ:

  • .kr – Korea, Republic of
  • .la – Lao People’s Democratic Republic
  • my – Malaysia
  • .nz – New Zealand
  • .pe – Peru
  • .ph – Philippines
  • .th – Thailand
  • .us – United States
  • .vn – Viet Nam

2. Công ty đăng ký tên miền uy tín

Có rất nhiều công ty đăng ký tên miền, nhà cung cấp DNS và hosting trên mạng. Đáng buồn là không ít trong số đó cung cấp dịch vụ không tốt lắm. Và đây là 2 công ty nổi bật nhất hiện nay

2.1. Namecheap

Ngày nay có rất nhiều người dùng Namecheap cho nhu cầu đăng ký tên miền của mình. Đây được xem là một trong số những giao diện tốt nhất và liên tục cập nhật để tốt hơn nữa mỗi khi bạn truy cập vào. Vì thế việc tìm kiếm tên miền trên Namecheap luôn đưa đến cho khách hàng những trải nghiệm tuyệt vời.

2.2. CloudFlare

Mỗi công ty đăng ký đều cho phép bạn định cấu hình cài đặt DNS, nhưng không có dịch vụ máy chủ định danh miễn phí nào thực sự có thể sánh bằng CloudFlare. 

CloudFlare cung cấp miễn phí rất nhiều tính năng tuyệt vời cho người dùng như cho phép triển khai mã JavaScript gần gũi hơn với người dùng, phân phối nội dung nhanh chóng, định tuyến thông minh, truyền DNS nhanh,…

3. Những lưu ý khi chọn mua tên miền

Những lưu ý khi mua tên miền

Trước đây khi nói đến việc mua tên miền, nhiều người nói chọn miền .com sẽ tốt hơn cả cho SEO. Tuy nhiên ngày nay, không ít những trang web .io chất lượng lại nằm thứ hạng cao hơn rất nhiều. Vì vậy sau đây tôi sẽ đưa ra những lưu ý mới nhất khi bạn chọn mua.

3.1 Thương hiệu hay từ ngữ?

Điều đầu tiên bạn cần xem xét là việc sử dụng miền của bạn lâu dài. Nó sẽ được sử dụng cho sự hiện diện trực tuyến và nhận thức về thương hiệu của bạn hay bạn đang tìm cách cạnh tranh với một số từ khóa khó?

Đôi khi bạn phải làm cả hai. Có nghĩa là nếu bạn đã có một thương hiệu lâu đời, bạn sẽ muốn sử dụng tên thương hiệu này trong tên miền của mình.

Google sẽ tìm kiếm các trích dẫn về thương hiệu của bạn và mọi “nhắc đến”, những đánh giá tích cực cũng như tiêu cực. Bằng cách này, thương hiệu của bạn cuối cùng sẽ nhận được điểm số tin cậy tổng thể, góp phần vào xếp hạng công cụ tìm kiếm của bạn.

Trong những trường hợp tên thương hiệu không quan trọng lắm. Giả sử bạn là một blogger viết về nấu ăn tại nhà và đăng công thức nấu ăn. Bạn có thể muốn blog của mình xếp hạng cao hơn cho các từ khóa: “nấu ăn tại nhà”, “công thức nấu ăn”, “công thức nấu ăn gà”,… Vậy thì, hãy chuyển sang miền có các từ khóa đó. Google sẽ ngay lập tức biết blog của bạn nói về nội dung gì, và giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian để rank top. Những tên miền dạng này có thể là xehoi.com, nauantainha.com,…

3.2. Giữ tên miền ngắn gọn

Nhiều chuyên gia sẽ nói với bạn rằng hãy theo đuổi thành quả thấp của SEO: “từ khóa đuôi dài”. Đây là những từ khóa ít cạnh tranh hơn vì mọi người vẫn tìm kiếm – nhưng với số lượng ít hơn hẳn. Lấy lại ví dụ trên, “nấu ăn tại nhà” có thể là từ khóa mà bạn khó chen chân vào bảng xếp hạng, trong khi “công thức nấu gà nấu ăn tại nhà” có vẻ là từ khóa dễ tiếp cận hơn.

Mặc dù các từ khóa đuôi dài có liên quan cao đến các bài đăng trên blog của bạn dưới dạng tag hay thư mục, thì chúng cũng không thích hợp để đặt làm tên miền

Nói chung, bạn nên giữ cho tên miền của mình ngắn gọn và dễ nhớ. Google cũng thích những tên ngắn gọn hơn.

3.3. Chọn phần mở rộng cho tên miền

Trước đây, các phần mở rộng tên miền có sẵn để đăng ký chỉ là .com, .net và .org. Ngày nay, có một loạt các tiện ích mở rộng miền cấp cao nhất mới hơn như .club, .video hay .pro. Vậy thì bạn nên chọn gì?

Theo Google, cái bạn chọn miễn là tên miền cấp cao nhất (top-level domain) chứ không phải miền phụ (subdomain), thì việc xếp hạng khi bạn có miền .com hay .club không là vấn đề gì.

Tuy nhiên, tên miền .com sẽ luôn có ưu thế hơn đối với website của bạn. Bởi vì có rất nhiều người theo thói quen, muốn tìm trang web về “nấu ăn tại nhà”, rất có thể sẽ nhập nauantainha.com.

Bên cạnh đó, vì chẳng có khác biệt gì đối với Google nếu bạn chọn tên miền cấp cao nhất khác đi. Bạn hoàn toàn có thể rank top với những tên cấp cao nhất khác. Một số rất hay và sáng tạo giúp bạn khác biệt như online.casino, real.estate hay freelancejobs.pro.

3.4. Tuổi miền

Ngày nay tuổi của tên miền đã trở thành một yếu tố xếp hạng quan trọng của Google đến mức bạn phải xem xét nó nghiêm túc.

Dưới con mắt của Google, một miền đã tồn tại trong nhiều năm có nhiều quyền hạn hơn một miền mới. Đó là lý do tại sao bạn có thể thấy bài viết 2.000 từ trên blog, được viết chuẩn SEO lại nằm xa tít trong kết quả tìm kiếm nếu tên miền của bạn là mới. Trong khi một miền khác, cũ hơn nhiều, sẽ xếp hạng cao hơn chỉ với một vài dòng văn bản về cùng một chủ đề. (Mặc dù còn nhiều yếu tố khác tác động nữa chứ không chỉ riêng gì tuổi miền).

Hiện nay có nhiều phiên đấu giá trên thị trường tên miền mà bạn có thể tham gia để mua. Nếu bạn mua tên miền trực tiếp từ một cuộc đấu giá, giá trị tuổi miền sẽ không thay đổi sau khi miền được chuyển cho bạn. Bạn có thể sử dụng các công cụ kiểm tra tuổi miền khác nhau trên web để tìm hiểu thêm về một miền cụ thể và độ tuổi của miền đó.

3.5 Thẩm định tên miền

Nếu mới bắt đầu, bạn không nên lo lắng quá nhiều về giá trị tên miền của mình. Nhưng có thể, hãy tìm hiểu để có lợi hơn  khi bạn tham gia các cuộc đấu giá trên thị trường hoặc khi thương lượng giá.

Nói chung, người bán miền rất tệ trong việc định giá tên miền của họ, thường là với giá cao ngất ngưởng. Rất ít miền được định giá cao như vậy. Vì vậy hãy thử tìm hiểu giá trị miền trước khi mua hoặc tham gia thương lượng. Bạn có thể làm điều này bằng cách thực hiện tìm kiếm trên Google với keyword “công cụ thẩm định tên miền”.

Hãy thử một số công cụ khác nhau để bạn có nhiều ý tưởng hơn về khoảng giá mà bạn nên đặt giá thầu.

4. Kết

Website như một công cụ hữu ích để truyền thông hay bán hàng trong thời buổi hiện tại. Vì thế tên miền của website cũng được nhiều người quan tâm hơn. Hy vọng thông qua những thông tin căn bản về tên miền tôi đưa ra qua bài trên, bạn đã hiểu hơn về nó. Cùng với đó là những kinh nghiệm bạn cần lưu ý khi đưa ra quyết định mua.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây