Mục lục
Tại sao có ngày nhuận? Một năm nhuận thường có bao nhiêu ngày? Có nhiều thắc mắc xoay quanh chủ đề này. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp câu hỏi của bạn. Những kiến thức về ngày nhuận, tháng nhuận, năm nhuận và nhiều lý giải khoa học khác nữa sẽ xuất hiện trong bài viết dưới đây.
1. Ngày Nhuận Là Gì?
Tất cả chúng ta đều biết, một năm thường có 365 ngày, và tháng 2 sẽ chỉ có 28 ngày. Tuy nhiên cứ 4 năm một lần chúng ta sẽ lại thấy tháng 2 xuất hiện ngày 29. Vậy thì ngày 29 đó theo lịch dương được gọi là ngày nhuận, trong tiếng Anh là Leap Day.

Vậy thì tại sao có ngày nhuận? Ngày nhuận hay còn gọi là ngày nhuần, chính là ngày dư ra sau chu kỳ xuất hiện 4 năm một lần.
2. Tại sao có ngày nhuận?
Việc đo lường thời gian xuất phát từ chu kỳ Trái đất tự quay quanh trục của nó và xoay quanh Mặt Trời. Một vòng xoay của Trái đất đo được có 365 ngày 5 giờ 48 phút 46 giây, tương đương 365,25 ngày. Tuy nhiên, để thuận tiện cho việc tính toán, người ta vẫn xem như 1 năm chỉ có 365 ngày . Vậy thì 0,25 ngày còn lại qua 4 năm sẽ được cộng dồn thành 1 ngày và ngày đó trở thành ngày nhuận. Ngày nhuận chính là ngày 29/2.

Nếu lịch dương đo theo chu kỳ xoay Mặt Trời thì lịch âm đo theo chu kỳ xoay Mặt Trăng. Do vậy ngày nhuận dương lịch và âm lịch cũng có nhiều điểm khác biệt. Khi Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất thẳng hàng và Mặt Trăng quay hướng tối về Trái Đất thì đó được tính là ngày Mùng 1 âm lịch.
Từ ngày Mùng 1 này đến ngày Mùng 1 kế tiếp nếu cách nhau 30 ngày thì tháng đó đủ ngày. Còn nếu cách nhau 29 ngày thì tháng đó là tháng thiếu. Khi so với lịch dương thì lịch âm sẽ lệch gần 11 ngày. Sau 3 năm cộng dồn lại là lệch 33 ngày. Đó là lý do cứ 3 năm âm lịch lại có 1 tháng nhuận. Những ngày còn dư ra sẽ được cộng dồn lại tiếp nên trong 19 năm lại có đến 7 tháng nhuận là vì nguyên nhân đó. Điều này đã trả lời cho câu hỏi tại sao có ngày nhuận.
3. Quy luật về ngày nhuần có thể thay đổi được không?
Công thức thực tế ở trên chỉ là được số hóa sao cho dễ hiểu và đơn giản nhất mà thôi. Trong tương lai ngày nhuận có thể không tuân theo quy luật này nữa. Bởi vì, những thay đổi về môi trường, khí hậu và các yếu tố thiên văn học ngoài dự đoán. Con người chưa thể dự đoán trước được những thay đổi này một cách chính xác và chi tiết trước một khoảng thời gian dài. Vậy nên câu hỏi này vẫn sẽ chỉ ở dạng nghi ngờ và trên giả thuyết.

4. Ý nghĩa của ngày nhuận, năm nhuận
Nếu bạn sinh vào ngày nhuận thì đó là một khác biệt. Người ta thường nói những người sinh vào ngày 29/2 là những người đặc biệt hơn người. Trong gần 8 tỷ người trên trái đất này, chỉ có khoảng 5 triệu người được sinh ra vào ngày 29/2. Tỉ lệ là khoảng 1/1500. Chính vì thế mà nhiều người cho rằng những người sinh vào ngày 29/2 thường đặc biệt. Vì ngày sinh nhật của họ sẽ đặc biệt hơn khi tổ chức 4 năm một lần theo lịch dương. Nếu không họ có thể lựa chọn tổ chức theo lịch âm tùy thích. Tại sao có ngày nhuận?

Ngày 29/2 hàng năm được xem là “Ngày quyền lợi phụ nữ” ở Scotland, hoặc “Ngày phụ nữ cầu hôn” do Nữ hoàng Margaret ban bố từ năm 1288. Vào ngày này, phụ nữ chủ động thoải mái trong chuyện tình yêu của họ. Nếu người phụ nữ nào đó cầu hôn mà bị từ chối vào ngày này thì người đàn ông sẽ phải tặng quà cho họ.
Đây là một sự kiện đáng nhớ đánh dấu bước phát triển mới trong quyền con người ở Scotland nói riêng và châu Âu nói chung. Nó giúp cho những người phụ nữ thoát khỏi các hủ tục và quan niệm xưa cũ. Bên cạnh đó, có thể tự tin nói lên tiếng lòng mình mà không gặp các rào cản xã hội.
Khoa học và Trái đất luôn là một chủ đề thú vị giúp chúng ta lý giải những điều xảy ra xung quanh theo góc nhìn khoa học. Hi vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về lý do tại sao có ngày nhuận. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, bạn hãy để lại bình luận bên dưới để được giải đáp nhé.