Mục lục
Suy tim là một loại bệnh tim mạch nguy hiểm đối với cơ thể con người. Nhắc đến tim đây có lẽ là một trong những nơi quan trọng nhất trong cơ thể con người. Vậy bệnh suy tim là gì? Bệnh có tác động ra sao? Nó có nguy hiểm không?
1. Suy tim là gì?
Suy tim là tình trạng tim bị yếu hoặc một vùng cơ tim bị ngừng hoạt động. Tim không thể bơm máu đi nuôi cơ thể một cách hiệu quả, khiến máu vận chuyển khắp cơ thể. Duy chuyển đến với các cơ quan và về tim sẽ chậm hơn so với người bình thường.

Suy tim là một hội chứng lâm sàng, có nguyên nhân là do sự bất thường ở cấu trúc hoặc các chức năng tim nên bệnh có thể điều trị nhưng không thể chữa khỏi hoàn toàn, chỉ có thể cải thiện phần nào đó về vấn đề này thôi.
Trong nhiều trường hợp, suy tim là tình trạng khả năng co bóp của quả tim giảm dẫn đến giảm lưu lượng máu được bơm đến các cơ quan trong cơ thể.
Đồng thời nó gây đọng ứ nước tại các cơ quan nên được gọi là suy tim ứ huyết (ứ máu).
2. Triệu chứng suy tim
Trong suy tim cấp tính, các triệu chứng xảy ra đột ngột sau khi mắc các bệnh cấp tính như: nhồi máu cơ tim, sốc nặng, mất nhiều máu do xuất huyết, vết thương ở tim, viêm trong tim, xơ vữa động mạch vành.
Và ngược lại, suy tim mãn tính ở giai đoạn đầu có các triệu chứng cụ thể. Chỉ khi chúng ta hoạt động gắng sức như chạy bộ, làm việc nặng, lên cầu thang.
Theo thời gian, các vấn đề về hô hấp như khó thở và ho khan kéo dài khi nằm ở tư thế đầu thấp bắt đầu xuất hiện.
Nhiều bệnh nhận ở giai đoạn này mất đi cơ hội điều trị sớm để phục hồi chức năng tim, chỉ vì bị chẩn đoán nhầm với viêm họng, viêm phế quản hay một số căn bệnh bình thường khác.
Giai đoạn suy tim tiến triển nặng, bạn có thể gặp một hay nhiều các triệu chứng sau:
2.1 Khó thở
Cảm giác hụt hơi, thiếu không khí và ngột thở. Đây cũng thường là biểu hiện sớm nhất và là nguyên nhân chính. Giúp bạn có thể nhận biết tình trạng bệnh và đi điều trị kịp thời.
Trong suy tim cấp tính thì khó thở xuất hiện đột ngột trong thời gian ngắn và nặng lên nhanh chóng nếu không được điều trị kịp thời và để thời gian xuất hiện tình trạng đó kéo dài.
Còn trong suy tim mãn tính thì biểu hiện khó thở tùy thuộc vào mức độ tiến triển của căn bệnh suy tim.
Ban đầu cơn khó thở chỉ xuất hiện khi gắng sức như leo cầu thang, đi bộ một quãng đường dài, mang vác vật nặng, hoạt động thể thao mạnh hoặc khi sinh hoạt quan hệ tình dục.
Về sau tình trạng khó thở xảy ra thường xuyên hơn, ngay cả khi bạn nghỉ ngơi và thậm chí là khi bạn đang ngủ phải ngồi dậy để thở.
Ở trường hợp việc khó thở khi ngủ làm người bệnh thức dậy đột ngột vào ban đêm, gây gián đoạn giấc ngủ. Kê cao gối khi ngủ sẽ khắc phục tình trạng này một cách hiệu quả.
Khó thở biểu hiện ra ngoài là thở nhanh và nếu khó thở nhiều thường kèm theo dấu hiệu tím da ở môi và đầu ngón tay, chân.
2.2 Mệt mỏi
Cảm giác yếu toàn thân khi hoạt động sinh hoạt một cách bình thường hoặc khi tập thể dục. Do tim không thể bơm đủ máu giàu oxy đến các cơ quan quan trọng như não và cơ bắp. Cứ tưởng tượng một người thiếu oxy chỉ có thể nằm một chỗ để thở bằng máy thở oxy thì cảm giác mệt mỏi cũng giống như vậy đấy.
2.3 Ho khan
Như đã nói, đôi khi người bệnh sẽ bị ho khan và khạc ra chất nhầy máu có màu trắng hoặc hồng. Nó giống như tình trang viêm phế quản hay bệnh lao phổi nên rất dễ bị chẩn đoán nhầm. Tình trạng ho khan xảy ra hầu hết khi bạn cúi đầu hoặc trong khi bạn nằm ở tư thế đầu thấp.
2.4 Phù
Biểu hiện phù người do suy tim là hậu quả của ứ đọng nước (ứ huyết) lại trong cơ thể.
Suy tim làm cho sức co bóp của cơ tim giảm đi, máu đến các cơ quan trong cơ thể không đầy đủ như lúc bình thường.
Cơ thể sẽ cố gắng bù đắp lại sự thiếu hụt đó bằng cách tiết ra các chất để làm tim co bóp mạnh mẽ hơn và nhanh hơn. Hiệu quả trước mắt là tim co bóp tốt hơn nhưng lâu dài sẽ làm suy giảm chức năng của quả tim.

Khi lượng máu cung cấp cho thận không đủ, cơ quan này sẽ bắt đầu giữ nước và muối lại trong cơ thể mà bình thường là nó phải được thải đi qua đường nước tiểu.
Lúc đầu nước và muối được giữ lại để làm tăng lượng máu lưu thông trong cơ thể và đồng thời cung cấp thêm cho quả thận lượng máu bị thiếu hụt.
Đây chính là cơ chế bù trừ của cơ thể, nó có tác dụng trong một khoảng thời gian dài. Nhưng nếu như không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì cơ chế bù trừ này không chỉ mất tác dụng mà còn làm cho tình trạng suy tim trở nên nặng thêm.
Lượng dịch thừa ra do thận dự trữ, cứ tích lũy dần dần và tăng lên một cách từ từ. Khi dịch tích tụ nhiều sẽ ngấm qua thành mạch máu gây ứ đọng nước ở nhiều cơ quan khác trong cơ thế.
Ban đầu phù thường xuất hiện ở mắt cá hoặc mu chân, mềm, ấn lõm, rõ về cuối ngày và nhẹ về sáng sớm. Phù thường đi kèm với khó thở, do đồng thời dịch sẽ ứ đọng trong khoang màng phổi làm khó thở nặng nề thêm.
Tăng cân xảy ra, do dịch bị tích tụ trong cơ thể là triệu chứng cuối cùng của phù cơ thể.
2.5 Chóng mặt, lú lẫn
Khó tập trung, có thể ngất xỉu đột ngột bất cứ lúc nào, do tim không bơm đủ máu giàu oxy lên não. Dễ gây ra tình trịnh thiếu máu não, rối loạn tiền đình.
2.6 Tim đập nhanh hoặc không đều (đánh trống ngực)
Khi khả năng bơm máu của tim giảm, nhịp tim sẽ tăng lên để giúp tim cung cấp đủ máu giàu oxy đến các cơ quan, đôi khi nhịp tim có thể trở nên bất thường lúc nhanh lúc chậm. Tình trạng huyết áp lên xuống thất thường sẽ rất nguy hiểm cho cơ thể.
Triệu chứng khác: Cảm giác đầy hơi, chán ăn hoặc buồn nôn.
Nhưng đôi khi, có một số người bệnh sẽ không có bất kỳ triệu chứng nào kể trên.
3. Nguyên nhân suy tim
Suy tim là kết quả cuối cùng của hầu hết tất cả các bệnh về tim và mạch máu. Khiến cho cơ tim, van tim yếu đi và giảm khả năng bơm máu theo nhiều cách khác nhau.
3.1 Nguyên nhân phổ biến
– Bệnh xơ vữa động mạch vành: khi động mạch vành bị thu hẹp bởi các mảng xơ vữa. Lưu lượng máu đi qua nó đến cung cấp cho tim và các cơ quan khác trong cơ thể bị giảm và làm tim suy yếu.
– Bệnh tăng huyết áp (cao huyết áp) không được kiểm soát tốt, gây dày tâm thất trái. Từ đó làm giảm đi sức co bóp và giãn nở của buồng tim.
– Bệnh tiểu đường: lượng đường trong máu cao gây tổn thương đến cơ tim và các mạch máu quanh tim. Hoặc cũng có thể là do cholesterol trong máu cơ gây tổn thương tim và gây ra bệnh suy tim.
3.2 Các nguyên nhân khác
– Bệnh tim bẩm sinh, tim đã yếu hay suy tim từ lúc mới được sinh ra.
– Đau tim, nhồi máu cơ tim đột ngột làm chết đi một vùng cơ tim gây ra suy giảm chức năng tim, là suy tim.
– Bệnh van tim: hẹp hở van 2 lá, van 3 lá, van động mạch chủ, van động mạch phổi dẫ đến lương lượng máu không thể đi qua các nơi này đầy đủ. Nó gây tổn thương ở tim, và máu không đến tim và các cơ quan đủ.
– Viêm cơ tim, màng tim do vi rút, vi khuẩn gây ảnh hưởng đến các vùng cơ tim gây suy tim.
– Một số loại nhịp tim bất thường (loạn nhịp tim).
3.3 Một số yếu tố nguy cơ gây suy tim
– Bệnh viêm tắc phế quản phổi mãn tính, gây thiếu oxy trong máu dẫn đến thiếu dưỡng chất nuôi cơ quan trong cơ thể và đặc biệt là trái tim.
– Bệnh tuyến giáp (bướu cổ): suy giáp hoặc cường giáp chèn ép các mạch máu, động mạch trong cơ thể.
– Thiếu máu nặng hoặc dư thừa sắt trong máu khó để cung cấp đúng yêu cầu mà tim cần.
– Một số bệnh tự miễn.
Các yếu tố nguy cơ này luôn luôn tiềm ẩn các mối đe dọa cho trái tim con người khi gặp các điều kiện thuận lợi.
4. Điều trị suy tim
Suy tim là một căn bệnh khó có thể chữa khỏi hoàn toàn. Điều trị suy tim bằng cách thay đổi lối sống lành mạnh và sử dụng thuốc suốt đời. Đôi khi cần phải phẫu thuật hay can thiệp mạnh để sửa chữa, thay thế những bất thường của van tim hoặc tim.
Ghép tim là giải pháp cuối cùng khi tất cả các phương pháp điều trị khác không thể làm giảm tình trạng suy tim.
4.1 Thay đổi lối sống
Thay đổi lối sống có thể làm giảm đáng kể các triệu chứng của suy tim và ngăn chặn căn bệnh suy tim phát triển trong cơ thể.
Bạn có thể bắt đầu bằng những cách đơn giản như: ngừng hút thuốc, hạn chế uống rượu bia, tăng hoạt động thể chất như đi bộ, đi xe đạp; xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp để giảm cholesterol, giảm tiểu đường, ngăn ngừa xơ vữa mạch; giảm cân, nếu dư thừa cân nặng.
4.2 Thuốc điều trị suy tim
Thuốc điều trị rất quan trọng đấu tranh để làm giảm các triệu chứng. Giúp ngăn ngừa suy tim trở nên nặng và giúp bạn có thể sống lâu hơn. Có rất nhiều nhóm thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh suy tim, bao gồm:
– Thuốc lợi tiểu, giúp cơ thể loại bỏ bớt nước dư thừa.
– Các thuốc làm cho tim đập mạnh hơn và cải thiện chức năng tim.
– Thuốc giãn mạch làm tăng lưu thông máu.
– Thuốc cung cấp canxi, giúp ổn định nhịp tim và hạ huyết áp.
– Thuốc cung cấp beta giao cảm đã được chứng minh là giúp tăng khả năng sức khoẻ của bạn để tập thể dục. Đặc biệc giúp cải thiện các triệu chứng của bạn theo thời gian.
– Chất ức chế men chuyển hoá (ACE) giúp giãn mạch, hạ huyết áp và cải thiện tích cực lên hoạt động của tim mạch.
Nhiều loại thuốc khác được dùng phối hợp để kiểm soát các bệnh liên quan như: nhịp tim bất thường, bệnh tăng huyết áp và cholesterol cao.
Qua bài viết về bệnh tim mạch mang tên suy tim đã cho bạn biết thêm được nhiều kiến thức về căn bệnh suy tim nguy hiểm này. Hãy thay đổi cuộc sống lành mạnh hơn để tránh mắc phải căn bạn này bạn nhé!
Nếu bạn cảm thấy bàn viết mang lại nhiều lợi ích cho bạn. Hãy thường xuyên theo dõi trang web của chúng tôi để có được nhiều bài viết hay hơn bạ nhé!