Sao Băng – Những Gì Bạn Cần Biết Về Những Đốm Sáng Này

0
1292

Mục lục

Sao băng chắc hẳn không còn là một cụm từ xa lạ với mọi người trong thời buổi hiện đại ngày nay. Nhưng liệu bạn hiểu bao nhiêu về những đốm sáng trên bầu trời này? Hãy cùng tác giả tìm hiểu sâu hơn về chúng qua bài viết này nhé.

1. Sao băng là gì?

Sao băng còn có một tên gọi khác là sao sa. Chúng bắt nguồn từ sự bốc cháy của các thiên thạch hoặc vẩn thạch va chạm với bầu khí quyển của Trái Đất. Tốc độ di chuyển của các thiên thể này rất cao, có thể lên đến 100 ngàn km trên 1 giờ. Đó cũng là lý do khiến chúng phát sáng.

sao băng
Sao băng

Các phân từ không khí trên quỹ đạo bay của thiên thể bị nung nóng bởi các sóng xung kích tỏa ra từ chúng, hoặc cũng có thể là do lực nén quá lớn khiến sóng xung kích lên đến nhiệt độ hơn ngàn độ C làm cho thiên thạch bị nung đến phát sáng. Những viên thiên thể có kích thước khổng lồ sẽ tạo nên một vệt dài trên bầu trời. Phần đầu của chúng rất sáng giống như một quả cầu lửa, đây là một hiện tượng thiên văn rất thú vị.

Trên thực tế, dù xuất hiện khá nhiều nhưng rất ít khi có thiên thạch nào bị rơi xuống trái đất. Bởi trên đường rơi xuống chúng sẽ va chạm với khí quyển và bắt đầu bốc cháy. Với kích thước chỉ bằng viên đá cuội thì thường là chúng sẽ bị thiêu đốt hoàn toàn trước khi chạm đến trái đất. Một trường hợp nữa là do lực hút của trái đất không đủ lớn, chỉ kiến chúng vờn quanh hành tinh này chứ không thể nào đáp xuống được. 

Nhưng một khi chúng có kích thước đủ thì sao băng có thể rơi xuống trái đất và tạo ra một vụ nổ rất lớn gây hậu quả rất khủng khiếp. Điển hình nhất là vụ sao băng rơi xuống trái đất trong thời kỳ khủng long thống trị. Vụ nổ này đã xóa sạch mọi sự sống của giống loài này, chấm dứt ách cai trị hằng thế kỷ chỉ trong một cái chớp mắt. Hằng năm sẽ có khoảng 150 vụ thiên thạch va chạm với trái đất nhưng bạn có thể yên tâm là chúng thường rất hiếm gây ra hậu quả nào.

2. Mưa sao băng là gì?

Sao băng chính là cội nguồn của hiện tượng thiên văn mưa sao băng cực kỳ tuyệt đẹp này. Từ mưa ở đây ý chỉ rằng rất nhiều sao băng xuất hiện cùng một thời điểm, thường là vài ngày cho đến vài chục ngày, chúng xuất hiện chi chít giống như mưa trên bầu trời, có thể là từ vài chục đến vài nghìn sao trong 1 tiếng. Nghe nhiều vậy thôi chứ thực ra bạn chỉ cần quan sát được 50 sao băng trong một giờ thì đã rất tuyệt vời rồi.

mưa sao băng
Mưa sao băng

Một điều rất đặc biệt của hiện tượng này là tất cả thiên thể đều có quỹ đạo bay giống hết nhau, cùng hướng về một khu vực trên bầu trời, và vùng trời đó có tên gọi là tâm điểm của mưa sao băng. Đây cũng là cơ sở để các nhà thiên văn học có thể đặt tên cho các đợt mưa này. Thông thường sẽ được đặt theo chòm sao mà các tâm điểm đó hướng tới. 

Vị trí quan sát hiện tượng thiên văn này tốt nhất là ở vùng tâm điểm, nếu may mắn sống ở khu vực này, bạn sẽ được trải nghiệm toàn bộ vẻ đẹp của nó. Các khu vực khác cũng có thể quan sát được nhưng chỉ không tuyệt với bằng khu trung tâm mà thôi.

Người ta thường gọi số sao băng tối đa mà bạn quan sát được trong một giờ là cực điểm. Cực điểm thường sẽ xảy ra liên tục vài giờ trong các trận mưa và để quan sát được hoàn toàn vẻ đẹp của nó bạn sẽ cần một số thiết bị chuyên dụng. Nhờ vào công nghệ hiện đại mà hiện nay mọi người đã có thể dự báo trước được thời điểm xảy ra và thậm chí cả số lượng sao có trong đợt mưa đó. Đừng hiểu lầm là chỉ khi có cực điểm mới nhìn thấy sao băng nhé, chẳng qua là trong thời điểm này bạn sẽ quan sát được dễ dàng hơn các lúc khác mà thôi.

3. Những đợt mưa sao băng nổi tiếng trên thế giới

Trong suốt lịch sử dài đẳng, chúng ta đã ghi nhận được rất nhiều trận mưa sao băng có tầm cỡ và ấn tượng. Điển hình nhất là trong đêm 15 tháng 4 năm 1912, ngày mà vụ đắm tàu tai tiếng bậc nhất lịch sử, ngày mà con tàu Titanic chìm sâu vào đáy biển lạnh giá Đại Tây Dương thì những người may mắn sống sót lênh đênh trên biển đã có cơ hội chứng kiến trận mưa sao băng ấn tượng. 

Thuở ấy, họ tin rằng đó là linh hồn của những nạn nhân xấu số đang bay và bước lên những bậc thang thiên đường đoàn tụ với Chúa trời. Nhưng trên thực tế, theo một nhà thiên văn học Kevin Luhman thì đó chỉ là trận mưa đã được dự báo trước từ lâu và được đặt tên là Lyriad mà thôi.

Tần suất của mưa sao băng cũng không hề nhỏ, hằng năm có thể xảy ra hàng chục trận mưa như vậy. Như năm 2008, đã có tận 30 lần hiện tượng này xuất hiện vì thế chúng không được coi là quá hiếm hoi đâu. Mình sẽ gợi ý cho bạn một số trận mưa sao băng hằng năm để tiện theo dõi và quan sát nhé:

  • Quadrantids: Thời điểm xảy ra là từ khoảng ngày 1 đến 5 tháng 1 mỗi năm. Cực điểm của nó thường rơi vào ngày 3 đến 4.
  • η-Aquarids: Thời điểm xảy ra là từ khoảng ngày 19 tháng 4 đến 28 tháng 5 mỗi năm. Cực điểm của nó thường rơi vào ngày 5 đến 6 tháng 5.
  • Perseids: Thời điểm xảy ra là từ khoảng ngày 17 tháng 7 đến 24 tháng 8 mỗi năm. Cực điểm của nó thường rơi vào ngày 12 đến 13 tháng 8.
  • Orionids: Thời điểm xảy ra là từ khoảng ngày 2 đến 7 tháng 10 mỗi năm. Cực điểm của nó thường rơi vào ngày 4 đến 5 tháng 10.
  • Leonids: Thời điểm xảy ra là từ khoảng ngày 10 đến 23 tháng 11 mỗi năm. Cực điểm của nó thường rơi vào ngày 16 đến 17 tháng 11.
  •  Geminids:  Thời điểm xảy ra là từ khoảng ngày 7 đến 17 tháng 12 mỗi năm. Cực điểm của nó thường rơi vào ngày 12 đến 13 tháng 12.
mưa sao băng
Mưa sao băng Perseids

Tuy nhiên thời điểm được kể trên cũng không hẳn là chính xác, chúng chỉ được tính tương đối mà thôi. Bởi vì thời điểm diễn ra các trận mưa này, đặc biệt là cực điểm thường không ổn định và thay đổi hằng năm. Bạn chỉ cần đánh dấu vào lịch khi tới gần thời gian này và chú ý theo dõi dự báo trên các trang mạng hoặc các câu lạc bộ thiên văn thì sẽ có được ngày diễn ra chính xác nhất.

4. Chu kỳ của mưa sao băng

Vậy liệu mưa sao băng có chu kỳ hay không? Chúng chỉ là những thiên thạch ngẫu nhiên bay lượn trong thiên không thôi tại sao lại có chu kỳ? Liệu đây có phải là một câu hỏi ngớ ngẩn? Nhưng thật ra là có đấy các bạn à. Cụ thể có thể thấy được qua các trận mưa mà mình đã đưa ý kiến cho các bạn đó thôi, chúng đều có chu kỳ hằng năm cả.

Theo nghiên cứu gần nhất của các nhà khoa học, điều này là các sao chổi chuyển động theo quỹ đạo elip hoặc Hyperbol xung quanh mặt trời. Thêm vào đó, với cấu tạo từ băng, bụi và đá thì sức nóng từ mặt trời sẽ làm chúng bị tan ra và tạo thành những dải bụi dài trên quỹ đạo. Tiếp đến, khi các sao chổi đó đi ngang qua trái đất và di chuyển sát đến các điểm giao nhau thì các thành phần băng, bụi, đá bị tan ra đó sẽ có cơ hội xâm nhập vào bầu khí quyển và tạo nên rất nhiều vệt sáng mà chúng ta thường hay gọi là mưa sao băng.

Những quỹ đạo từ các ngôi sao và trái đất là cố định và không thay đổi nên các thời điểm giao nhau cũng là cố định. Trong suốt quá trình quay xung quanh mặt trời thì sẽ có những lúc trái đất chạm giao điểm đó, dù có chênh lệch cũng không chênh lệch quá nhiều thời gian. Vì thế, các trận mưa sao băng được xem là có chu kỳ, nói một cách rõ ràng hơn thì chúng thường là chu kỳ 1 năm 1 lần.

5. Vị trí và cách xem mưa sao băng đúng chuẩn

Như đã trình bày, khu vực trên cực điểm sẽ là nơi lý tưởng nhất để quan sát hiện tượng thiên văn này. Bạn nên chú ý tên của trận mưa đó vì nó sẽ được đặt tên theo chòm sao. Do đó, chỉ cần xác định được chòm sao nằm ở hướng và vị trí nào thì sẽ quan sát được. Càng đi về hướng chòm sao tức là đi về phía cực thì chiêm ngưỡng mưa sao băng càng rõ nét.

Ngoài ra, theo khảo sát thì những khu vực gần vùng xích đạo rất dễ để quan sát hiện tượng này. May mắn thay, Việt Nam ta cũng nằm trong những khu vực lý tưởng ấy.

Có những trận mưa sao băng rất hiếm, có thể là vài chục hay thậm chí là vài trăm năm mới xảy ra một lần, vì thế nếu bạn có cơ hội quan sát được chúng một lần trong đời thì hẳn là rất may mắn. Nhưng việc chiêm ngưỡng hiện tượng thiên văn tuyệt vời này chưa bao giờ là điều dễ dàng. Có rất nhiều yếu tố khác nhau gây ảnh hưởng cho buổi quan sát của bạn, ví dụ như là mật độ mây, khói bụi,… 

Chắc chắn rằng những có mật độ mây và khói bụi dày đặc trên bầu trời như thế thì rất khó để quan sát. Vì thế, ngắm sao băng ở thành phố có lẽ không phải là một lựa chọn quá sáng suốt, những vùng nông thôn sẽ là lý tưởng hơn rất nhiều cho buổi quan sát này. 

kính thiên văn
Kính thiên văn

Kính thiên văn là một thiết bị chuyên dụng và phổ biến hiện nay hỗ trợ việc ngắm mưa sao băng hiệu quả hơn. Bởi những đặc tính của nó sẽ giúp bạn rút ngắn được tối đa khoảng cách giữa mắt và các ngôi sao trên trời. Ngoài ra, kính thiên văn còn là một dụng cụ hoàn hảo để ngắm các hiện tượng thiên văn hiếm hoi khác như nhật thực, nguyệt thực,… Hay thậm chí là những buổi ngắm sao bình thường vào những ngày đẹp trời trong một chuyến đi dã ngoại.

6. Lời kết

Đó là tất cả những kiến thức cơ bản bạn cần biết về sao băng. Hy vọng đó sẽ là hành trang bổ ích, giúp bạn hiểu về hiện tượng thiên văn này hơn và có sự chuẩn bị tốt để đạt được những trải nghiệm tốt nhất trong những buổi ngắm sao băng.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây