Mục lục
Làm thế nào để xác định phong cách ngôn ngữ trong văn bản chính xác và hiệu quả nhất? Hãy cùng nhau tìm hiểu thật kỹ trong bài viết dưới đây nhé!
Trong văn học, mỗi tác phẩm thường sử dụng một phong cách ngôn ngữ riêng. Làm thế nào để xác định phong cách ấy trong văn bản chính xác và hiệu quả nhất? Cách phân biệt giữa các phong cách ngôn từ là gì? Hãy cùng nhau tìm hiểu thật kỹ trong bài viết dưới đây nhé!
1. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
1.1. Khái niệm phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
Là những lời ăn tiếng nói dùng để trao đổi thông tin, tình cảm, ý nghĩa,…. Mục đích chính là để đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống.
Tồn tại ở 2 dạng:
- Dạng nói
- Dạng viết: thư từ, nhật ký, trò chuyện trên mạng xã hội, nhắn tin qua điện thoại,…

1.2. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là một phong cách được dùng trong việc giao tiếp hằng ngày. Nó thuộc hoàn cảnh giao tiếp không mang tính nghi thức. Trường hợp giao tiếp ở đây thường được dùng với tư cách cá nhân. Nhằm trao đổi tình cảm, tâm tư của mình với người thân, bạn bè,…
Những đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:
- Tính cụ thể: Hoàn toàn cụ thể về không gian, thời gian, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp, nhân vật giao tiếp và cách thức giao tiếp.
- Tính cảm xúc: Cảm xúc của người nói được thể hiện qua giọng điệu, các thán từ, trợ từ, kiểu câu được sử dụng linh hoạt.
- Tính cá thể: Là những đặc trưng về giọng nói, cách diễn đạt lời nói. Để từ đó nhận biết được về đặc điểm như giới tính, tuổi tác, tính cách, sở thích, nghề nghiệp,…
Trong những chủ đề về đọc hiểu, đoạn trích hội thoại, màn đối đáp giữa các nhân vật, một bức thư, nhật ký,… thì bạn sẽ dễ dàng xác định đó chính là phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

2. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
2.1 Ngôn ngữ nghệ thuật

Là loại ngôn ngữ chủ yếu dùng trong các tác phẩm văn học, không chỉ có chức năng truyền tải thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người. Nó là ngôn ngữ được tổ chức, sắp xếp, lựa chọn, trau chuốt. Từ ngôn ngữ thông thường và đạt được giá trị nghệ thuật thẩm mỹ cao.
Chức năng của ngôn ngữ nghệ thuật: chức năng thông tin và chức năng thẩm mĩ.
Phạm vi sử dụng:
- Dùng trong văn bản nghệ thuật: Ngôn ngữ tự sự (truyện ngắn, tiểu thuyết, phê bình, hồi ký…); Ngôn ngữ trữ tình (vè, thơ, ca dao…); Ngôn ngữ sân khấu (tuồng, kịch, chèo…)
- Ngoài ra ngôn ngữ nghệ thuật còn tồn tại trong văn bản báo chí, chính luận và lời nói hằng ngày…
2.2. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
Là một phong cách ngôn từ đặc trưng được dùng trong những tác phẩm văn chương.
Đặc trưng của phong cách ngôn từ này:
- Tính hình tượng: xây dựng những hình tượng nhân vật bằng các biện pháp tu từ như nhân hóa, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, điệp từ,…
- Tính truyền cảm: Ngôn ngữ của người nói, người viết mang đến những cảm xúc gây ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc và người nghe.
- Tính cá thể: Đó chính là điểm nhấn riêng của mỗi người, nó lặp đi lặp lại qua từng trang viết, tạo nên một phong cách nghệ thuật riêng. Tính cá thể hóa của ngôn ngữ còn xuất hiện qua lời thoại của các nhân vật xuyên suốt tác phẩm.
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật được thể hiện qua những đề tài đọc hiểu, đoạn trích của một bài thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn, ca dao,… Đa phần những tác phẩm văn học đều sẽ có những ngôn ngữ nghệ thuật.
3. Phong cách ngôn ngữ chính luận
3.1. Ngôn ngữ chính luận
Đây là loại ngôn ngữ được sử dụng trong các văn bản chính luận hoặc lời phát biểu trong các buổi hội nghị, hội thảo, thời sự,… Với mục đích là để trình bày, đánh giá những sự kiện, vấn đề liên quan đến chính trị, văn hóa, xã hội, tư tưởng,… dựa trên một quan điểm chính trị nhất quán. Nó tồn tại ở hai dạng chính là dạng nói và dạng viết.

3.2. Các phương tiện để diễn đạt
- Về từ ngữ: Thường sử dụng ngôn ngữ như bình thường nhưng chứa nhiều từ ngữ liên quan đến chính trị.
- Về ngữ pháp: kết cấu cầu chuẩn mực, đưa ra những phán đoán mang tính logic trong hệ thống lập luận chặt chẽ. Mọi sự liên kết trong câu đều rất chặt chẽ.
- Về biện pháp tu từ: sử dụng nhiều biện pháp tu từ để tăng tính lí lẽ, lập luận và sức hấp dẫn cho chủ đề.
>> Xem nhanh: Kỹ Năng Viết – Làm Thế Nào Để Cải Thiện Ngay Ngày Hôm Nay?
4. Kết luận
Trên đây là một số phong cách ngôn ngữ thường gặp trong các văn bản. Hy vọng nó sẽ giúp bạn xác định được các phong cách ấy khi đọc một tác phẩm văn bản nào đó.
Nguồn: Đời sống