Mục lục
Pháo hoa là một loại pháo sử dụng thuốc phóng, thuốc nổ và các phụ gia đặc biệt khác để tạo nên khung cảnh lấp lánh, hoành tráng trong những dịp đặc biệt.Vậy pháo hoa được con người phát hiện ra trong thời điểm nào? Làm sao mà phó hoa lại có nhiều màu sắc đẹp như vậy?
1. Quả pháo đầu tiên có từ khi nào?
Pháo hoa có lịch sử từ hàng nghìn năm về trước tại Trung Quốc, ở vương triều nhà Hán. Đây là loại pháo đầu tiên được tạo ra trong lịch sử, khi ai đó vô tình ném những ống tre vào đống lửa đang cháy.
Những ống tre trong ruột thường chứa không khí vì rỗng ruột. Khi nhiệt độ tăng cao, lượng không khí bị giãn nở tạo ra áp suất lớn trong ống tre. Đến một lúc nào đó, áp suất đủ lớn làm cho vỏ ống tre nổ tung, kèm theo tiếng nổ lớn. Và từ đó, nó đã trở thành loại pháo đầu tiên trong lịch sử.
Tuy không xác định được chính xác thời gian, nhưng theo nghiên cứu của nhiều nhà sử học thì hỗn hợp pháo đầu tiên được phát hiện tại Trung Quốc vào thời nhà Tùy và nhà Đường. Có thể là trong quá trình điều chế thuốc trường sinh bất tử, các đạo sĩ đã vô tình trộn các hỗn hợp lưu huỳnh, mật ong, kali nitrat và asen nitrit lại với nhau.

Trong một số văn tự cổ có ghi chép lại, khi vô tình được đun trên lửa nhỏ, hỗn hợp này đã bốc cháy dữ dội và phát ra một ánh sáng mạnh kèm theo tiếng nổ lớn. Nó đã làm thiêu đốt cả một bàn tay và khuôn mặt của một đạo sĩ. Chính vì thế người ta đặt tên nó là “Diêu Châu” hoặc “thuốc cháy”, “lửa hóa học”.
Sau đó, họ phát hiện ra rằng nếu cho “thuốc cháy” này vào bên trong ống tre và ném vào ngọn lửa thì sẽ tạo ra sức nổ mạnh hơn nhiều. Từ đó, viên pháo dùng để nhồi thuốc súng ra đời.
1.1. Cuộc chạy đua quân sự
Kể từ đó, người Trung Quốc đã nhận rõ được tính sát thương cực mạnh của thuốc súng trong những thiết bị gây nổ. Mãi cho đến thế kỉ 10, thuốc súng mới được họ sử dụng cho mục đích quân sự. Họ đã sử dụng thuốc súng để chế tạo ra các loại vũ khí gây nổ như các loại bom thô hoặc những mũi tên lửa.
Nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của thuốc súng, những viên pháo ngày càng được cải tiến hơn. Người ta không sử dụng ống tre để làm vỏ nửa mà dùng những loại giấy bồi cứng và nhồi thuốc súng vào bên trong. Và súng thần công đã ra đời. Nó được sử dụng trong chiến tranh chinh phục châu Á của quân Mông Cổ.
Khoảng giữa thế kỉ 13, thuốc súng bắt đầu lan truyền đến các nước châu Âu. Qua nhiều quá trình nghiên cứu lâu dài, những khẩu súng nhỏ ra đời, làm cho công nghệ vũ khí của châu Âu vượt xa Trung Quốc.
1.2. Phát triển pháo hoa
Trong khi các quốc gia châu Âu đang chạy đua trong việc sử dụng thuốc súng cho quân sự, người Ý bị quyến rũ bởi một loại pháo hoa do nhà thám hiểm mang về từ phương Đông. Sau đó, trong thời kỳ Phục Hưng, người Ý đã phát triển nó trở thành một môn nghệ thuật thực thụ. Đây cũng chính là giai đoạn mà pháo hoa được đưa vào nghệ thuật, biểu diễn.
Bột kim loại và muội than được thêm vào tên lửa quân sự để tạo nên những vụ nổ với các tia sáng ánh vàng, ánh bạc trên bầu trời. Người Ý cũng phát triển và tạo nên những viên pháo hoa hình thù khác nhau, bắn ở một độ cao tối đa trên không trung. Năm 1730 trở đi, pháo hoa đã chính thức trở thành màn trình diễn công cộng cho người dân ở Anh mà không chỉ dành riêng cho hoàng tộc.
Phương pháp chế tạo và trình diễn pháo hoa ngày càng được cải tiến hơn nhờ sự phát triển của khoa học, công nghệ. Pháo hoa được cải tiến hiện đại hơn về cả màu sắc, hình dáng, âm thanh và độ rực rỡ. Ngoài ra, pháo hoa còn được điều khiển bởi hệ thống thiết bị điện tử để có thể kích pháo nổ chính xác thời gian và an toàn hơn.
2. Nhờ đâu mà pháo hoa trở nên lộng lẫy như vậy?
Pháo hoa rực rỡ, nhiều màu sắc như vậy là nhờ vào stronti cacbonat (pháo hoa đỏ), canxi clorua (pháo hoa màu da cam), natri nitrat (pháo hoa vàng), bari clorua (pháo hoa màu xanh lá cây) và đồng clorua (pháo hoa màu xanh da trời). Pháo hoa màu tím thường có sự kết hợp giữa hợp chất của stronti (đỏ) và đồng (màu xanh da trời).
Khi muối kim loại được nhét vào một viên to bằng quả mận, bên trong pháo hoa gọi là “ngôi sao”. Ống phóng và thuốc phóng sẽ đẩy cho quả pháo bay lên cao trước khi nó nổ. Trong quá trình đó, ngòi nổ cháy chậm ở bên trong lõi pháo hoa làm cho nó phát nổ, đốt cháy “ngôi sao” chứa muối kim loại.

Thế nhưng nhìn vào công thức, ta sẽ dễ dàng nhận thấy pháo hoa không tốt cho môi trường. Khi một quả pháo hoa phát nổ, nó sẽ phóng ra các kim loại nặng, axit, dioxin và đó chính là những tác nhân gây ra ô nhiễm không khí. Gây nên những ảnh hưởng vô cùng lớn đến sức khỏe của chúng ta khi hít phải quá nhiều. Ngoài ra, chất bari nitrat còn gây nên những vấn đề về phổi, còn chất kali pecloric dẫn đến những vấn đề về hệ sinh sản và tuyến giáp.
Những thành phần ấy của pháo hoa không thể nào tái chế được. Trước khi bạn vứt xác pháo hoa đi thì bạn nên nhúng chúng vào trong nước trước. Bởi vì những gì còn sót lại của pháo hoa vô cùng bẩn, chẳng thể nào tái chế được. Nhưng nếu bạn muốn bỏ xác pháo còn sót lại thì cần phải liên hệ với những trung tâm xử lý chất thải để xử lý đặc biệt.
Nhờ vào cuộc nghiên cứu tìm tòi từ các nhà khoa học, đã tìm ra được chất thay thế cho bari và kali pecloric. Đó chính là thay thế clo bằng iot. Việc này giúp phát triển nên công thức pháo hoa thân thiện với môi trường hơn.
Đây là những nghiên cứu với mục đích cho vũ khí trong quân đội trở nên thân thiện với môi trường hơn, nhưng nó cũng được ứng dụng nhiều ở đời thường. Nhiều người thay thế pecloric bằng nitơ để sử dụng cho những buổi biểu diễn nhỏ. Thế nhưng vấn đề nằm ở chi phí sản xuất.
Mặc dù đẹp và vô cùng lộng lẫy, nhưng pháo hoa khiến cho động vật phát sợ. Thậm chí là những người còn bị chứng sợ pháo hoa hoặc sợ tiếng ồn. Pháo hoa bị cấm sử dụng tùy ý vì nó gây ra nhiều ảnh hưởng đến mọi người. Có rất nhiều trường hợp người bị thương vì pháo hoa ở các nước. Dù đã có từ rât slaau, nhưng pháo hoa vẫn khiến cho bất cứ ai cũng đều yêu thích và trầm trồ mãi vì sự lộng lẫy, rực rỡ, cảm giác tuyệt vời mà nó mang lại.

- Truyền thống bắn pháo hoa đón năm mới
Việc này xuât sphats từ Trung Quốc ở thế kỷ 7, họ quan niệm rằng nó sẽ giúp xua đuổi tà ma, bảo vệ cho sự bình an của dân làng. Sau này, nó đã trở thành một truyền thống không thể thiếu trong nét văn hóa tinh thần của mọi người trong thời khắc giao thừa. Tạm biệt năm cũ, bắt đầu một năm mới và nguyện cầu một năm mới với nhiều điều may mắn bình an đang đến. Cho đến ngày nay, truyền thống đó vẫn giữ nguyên được giá trị của nó cũng như lan rộng ra nhiều nước trên thế giới.
Không chỉ riêng vào đêm giao thừa, pháo hoa còn được sử dụng trong những dịp lễ lớn, có ý nghĩa của nhiều quốc gia. Người ta quan niệm rằng, những tia sáng phát ra từ pháo hoa mang đến điềm lành và những cột khói cao ngút trời ấy cũng tạo ra khí lực cho tất cả mọi người chúng ta. Khoảnh khắc bạn chìm đắm trong màn pháo hoa cũng là lúc bạn nhìn nhận lại những gì đã qua, biết trân quý hơn hiện tại và có niềm tin mãnh liệt vào tương lai.
Tuy pháo hoa sáng trên nền trời đêm vô cùng đẹp, thế nhưng hình ảnh đó chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn ngủi rồi chợt tắt. Và sự hoa lệ, hào hùng ấy cũng vô cùng chóng vánh trong mắt của mỗi người. Ddó như một lời nhắc nhử hãy luôn toàn tâm toàn ý nhìn ngắm giây phút ngắn ngủi ấy để không bỏ lỡ khoảnh khắc tuyệt vời này.
Đó cũng là lúc mà gánh nặng trong lòng mỗi người được xua tan đi phút chốc, tiếp thêm nguồn năng lượng mới tươi sáng hơn để năm mới đến bên ta. Thời khắc giao thừa sắp đến, hãy dành nhiều thời gian hơn để ở bên và trân trọng từng giây phút bên cạnh gia đình, người thân hay bạn bè. Đó quả thực là một khoảnh khắc vô cùng thiêng liêng đối với mỗi con người.

Cuộc đời mỗi người sẽ đều có khoảnh khắc rạng rỡ như pháo hoa trên bầu trời vậy, họ đến với cánh cửa hào quang, công danh và địa vị rạng ngời. Nhưng cũng sẽ phải trải qua cảnh tàn sau những màn pháo hoa ấy. Thế nhưng mỗi năm đều có pháo hoa, chứng tỏ sự thăng trầm trong cuộc đời là vô tận. Hôm nay bạn có thể là ánh hào quang rực rỡ, ngày mai cũng có thể là ngọn đuốc tàn. Vì vậy hãy trân trọng hiện tại và những người trước mắt. Đừng để nó vụt qua rồi, muốn thắp sáng lại phải chờ một thời gian lâu.
Hãy luôn biết yêu quý, trân trọng những gì tốt đẹp nhất đến với ta và có vấp ngã cũng tự tin mà đứng lên lần nữa. Tuổi trẻ thì cuộc đời còn rất dài, chỉ cần ta như bông pháo kia, chọn lọc đúng thời cơ để tỏa sáng một lần nữa. Để cho tất cả những đôi mắt dõi theo ta đều phải ngước nhìn, thán phục.
Qua bài viết này, ta thấy được những điều tuyệt vời mà pháo hoa đã mang lại cho cuộc sống của con người. Thông qua đó cũng truyền tải đến chúng ta rất nhiều thông điệp và truyền thống gìn giữ nét văn hóa từ ngàn xưa đến nay mà ông cha ta đã để lại. Đó là nét đẹp văn hóa, nét đẹp tinh thần vô cùng sâu sắc. Khoảnh khắc giao thừa được đón xem những màn pháo hoa cùng mọi người là thứ ấm áp nhất mà bạn có được. Hãy luôn trân trọng những hình ảnh đó để lưu giữ mãi những kỉ niệm tuyệt vời bên gia đình nhé!