Những Cây Dược Liệu Quý Cho Sức Khỏe Có Tại Việt Nam

0
893

Mục lục

Bạn biết không, Việt Nam ta có rất nhiều loại cây dược liệu quý hiếm, có giá trị kinh tế cao mà không phải nước nào cũng có. Điều kiện tự nhiên ở Việt Nam chúng ta rất tiềm năng để phát triển nhiều loại dược liệu, dưới đây tôi sẽ trình bày những cây tiêu biểu để bạn hiểu.

Mặc dù có nhiều loài dược liệu có giá trị cả về kinh tế lẫn công dụng, nhưng người dân không biết giá trị kinh tế và công dụng của chúng nên vẫn khai thác bừa bãi và chưa có kế hoạch bảo tồn, nuôi trồng… Dưới đây là những cây dược liệu quý hiếm có tác dụng cực tốt cho sức khỏe, chữa được nhiều bệnh và mang lại giá trị kinh tế bạn nên biết để có kế hoạch nuôi trồng hiệu quả hơn.

1. Sâm Ngọc Linh

Sâm ngọc linh là một trong số những cây dược liệu đứng đầu trong danh sách cây dược liệu quý tại Việt Nam. Sâm Ngọc Linh hay còn được có tên gọi khác là sâm Việt Nam, sâm củ ngải rọm con,sâm khu Năm (sâm K5) hay cây thuốc giấu.

Đây là một loại cây thân thảo sống lâu năm, có chiều cao từ 40cm đến 100cm, thân rễ to phình có đường kính 3,5cm. Lá kép chân vịt, có 5 lá chét dài khoảng 7-12cm. Cụm hoa sâm dài 25 cm và có màu vàng lục nhạt, đường kính hoa nở 3-4mm. Quả sâm Ngọc Linh khi chín màu đỏ và thường có một chấm đen ở trên đỉnh quả. 

cây dược liệu
Các cây dược liệu quý tại Việt Nam

Đây là loại dược liệu cực kỳ có giá trị và là loại sâm thuộc dòng quý hiếm xuất hiện thứ 20 trên thế giới, nó chỉ sống ở độ cao từ 1,2km trở lên và lần đầu được phát hiện vào năm 1973 trên núi Ngọc Linh (tỉnh Kon Tum).

2. Cây dược liệu cỏ tranh

Cây cỏ tranh hay còn được gọi là cây bạch mao là loại cây sống lâu năm có thân rễ lan dài và sâu dưới đất. Lá cứng, gân nổi và mọc thẳng đứng, lá mặt trên nhám còn mặt dưới lại nhẵn, mép sắc, chạm vào có thể cứa đứt tay. Hoa cỏ tranh màu trắng sợi như bông, rất nhẹ nên ngoài nhân giống qua chồi rễ, cỏ tranh còn có khả năng phát tán rất xa nhờ những cơn gió. 

Theo đông y, rễ cây cỏ tranh có vị ngọt, tính hàn có tác dụng trừ phục nhiệt, tiêu ứ huyết, lợi tiểu cũng như tẩy độc cơ thể. Còn hoa cỏ tranh có vị ngọt, tính ấm, không độc và có tác dụng cầm máu, làm hết đau dùng chữa nôn ra máu, đổ máu mũi.

Có thể bạn quan tâm: Giải Thích Lý Do Hình Trái Tim Trở Thành Biểu Tượng Tình Yêu

3. Cây dược liệu tam thất

Tam thất hay còn có tên nhân sâm tam thất hay kim bất hoán. Đây là cây thảo sống nhiều năm có thân cao 30-50cm. Lá kép chân vịt, mọc vòng 3-4 chiếc; cuống lá chung dài 3-6cm mang theo 3-7 lá chét hình mác dài, mép lá có khía răng, có lông cứng ở gân trên cả hai mặt. Hoa tam thất có màu lục vàng nhạt với 5 đài tương ứng 5 cánh hoa và 5 nhụy, thường ra vào khoảng tháng 5 đến tháng 7. Quả tam thất ra vào tháng 8 đến tháng 10, hình cầu dẹt, khi chín có màu đỏ, hạt màu trắng có hình cầu.

Cây dược liệu này được trồng nhiều từ rất lâu ở khu vực Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng tại các vùng núi cao từ 1,2km-1,5m. Người ta chọn hạt giống tốt ở những cây đã mọc 3-4 năm rồi gieo hạt tháng 10-11, tháng 2-3 cây bắt đầu mọc, nhưng phải chờ 1 năm sau, vào tháng 1-2 mới bứng cây con đi trồng chính thức được.

cây dược liệu
Các cây dược liệu quý tại Việt Nam

Để thu hoạch được rễ củ có chất lượng tốt phải mất khoảng thời gian từ 5 – 7 năm. Củ tam thất sau khi thu hoạch, rửa sạch bùn đất, cắt bỏ rễ con, phơi nắng cho héo rồi lăn và vò, làm từ 3-5 lần như vậy rồi phơi cho đến khô, cũng có khi chỉ cần sấy khô là bắt đầu dùng được.

4. Kết

Phía trên là những cây dược liệu quý hiếm được trồng ở nước ta, chúng có giá trị dinh dưỡng cao cũng như giá trị kinh tế cao.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây