Nhạc Vàng Có Từ Khi Nào? Âm Nhạc Miền Nam Trước 1975

0
3037

Mục lục

Khái niệm về nhạc vàng ngày càng phổ biến trong hiện nay. Dù cho nhiều người hạn chế gọi bằng cái tên đó mà thay bằng bolero. Dòng nhạc này có từ khi nào? Nó xuất phát từ đâu mà lại có sức lan tỏa đến vậy. Bài viết này sẽ giúp bạn làm rõ những vấn đề trên.

1. Tên gọi “Nhạc Vàng” xuất hiện từ khi nào?

Có lẽ trong chúng ta không ai là không biết đến cái tên “Nhạc Vàng”. Nhưng lại chẳng biết tên ấy do ai đặt cho và đặt nó từ khi nào. Nhiều người cho rằng tên gọi “nhạc vàng” xuất hiện từ sau những năm 1975. Với mục đích dùng để phân biệt màu với các loại nhạc khác là nhạc xanh, nhạc đỏ. Cũng có người cho rằng chữ vàng trong nhạc vàng bắt nguồn từ màu cờ vàng của miền Nam lúc bấy giờ.


Những ca khúc bị cấm đoán một thời

Thế nhưng nhiều minh chứng khẳng định rằng loại nhạc này có mặt trước năm 1975. Bởi vì căn cứ vào nhiều dẫn chứng như băng nhạc Nhã Ca 5 do Anh Việt Thanh phát hành năm 1972. Lúc ấy, Hương Lan trong lúc đọc lời giới thiệu cho băng nhạc này đã nhắc đến hai từ “nhạc vàng”. Bên cạnh đó, từ trước năm 1975 thì trung tâm Hương Giang cũng đã phát hành ra 2 cuốn băng cassette với tên Nhạc Vàng.

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, danh từ “nhạc vàng” được dùng trước năm 1975, mang ý nghĩa là quý như vàng. Chứ không phải bắt nguồn từ màu cờ vàng của miền Nam như nhiều người vẫn nói. Sau năm 1975, loại nhạc này bị cấm hoàn toàn do bị cho là loại nhạc phản động hay một thứ văn hóa phẩm đồi trụy. Cũng bắt đầu từ đó, mỗi khi nhắc đến loại nhạc này, người ta sẽ nghĩ nó là loại nhạc sến, ủy mị và vàng vọt.

Bolero là loại nhạc điển hình cho tính chất tự sự và giai điệu mang nhiều thổn thức trong âm nhạc. Trong thời kỳ mà nhạc vàng chưa bùng nổ như hiện nay, danh từ “nhạc vàng” vẫn là thứ gì đó bị cấm kỵ. Người ta nhắc đến nó với một cái tên khác là nhạc bolero. Sau này tên gọi ấy dần được phổ biến và chấp nhận rộng rãi trong cộng đồng.

Vậy bạn có thắc mắc là tại sao lúc này mọi người lại gọi nhạc bolero chứ không gọi là nhạc vàng không? Có thể giải thích như sau, vì lúc đó loại nhạc này đang bị cấm kỵ. Với lại dùng từ nhạc vàng thì nghe như tôn sùng dòng nhạc này quá. Nên người ta thường chấp nhận gọi nhạc bolero thay cho nhạc vàng. Vì nó mang tính gì đó nhẹ nhàng hơn, không miệt thị mà cũng chẳng quá tôn vinh.

2. Những loại nhạc vàng ở miền Nam trước năm 1975

Thời kỳ trước năm 1975, tại miền Nam có 2 dòng nhạc chủ đạo là nhạc vàng và nhạc trữ tình mang âm hưởng tiền chiến. Bên cạnh đó, vẫn có nhiều khuynh hướng sáng tác khác nữa nhưng không hoàn toàn phổ biến lắm.

Nếu như nhạc trữ tình là những bài hát mang âm hưởng phương Tây, vô cùng lãng mạn và da diết. Thì nhạc vàng lại mang đậm bản sắc dân tộc, thổi vào bài hát hơi thở bình dân và mộc mạc.


Mang đậm bản sắc dân tộc bình dân mộc mạc

Trong nhạc vàng được chia thành nhiều dòng nhạc nhỏ khác dựa vào nội dung và giai điệu của bài hát. Có thể kể đến những loại nhạc như nhạc lính, nhạc kích động, nhạc quê hương, hay những bài nhạc than thân trách phận,…

2.1. Nhạc quê hương

Đây là một loại nhạc hết sức đặc trưng, nó chịu nhiều ảnh hưởng từ tiết tấu ngũ cung và dân ca Nam Bộ. Nó mượn một vài giai điệu trong cổ nhạc để triển khai nên lời của bài hát. Loại nhạc này được rất nhiều người trong giới bình dân đón nhận. Một vài ca khúc tiêu biểu có thể kể đến như: Hình bóng quê nhà, Trăng về thôn Dã, Hành trình trên quê hương,…

2.2. Nhạc than thân trách phận

Với những ca từ giản đơn, giai điệu đượm buồn chịu nhiều ảnh hưởng từ nhạc dân ca miền Nam. Tuy có nội dung gần gũi với mọi người, nhưng thể loại nhạc vàng này lại bị đánh giá là không mang lại nhiều giá trị nghệ thuật.

2.3. Nhạc lính

Thể loại này là một trường hợp đặc biệt dùng để ca ngợi những người lính. Thể hiện tình lính hay ca ngợi cho những người lính tử trận, vì sự nghiệp tổ quốc.

2.4. Nhạc kích động

Loại nhạc này nhắc đến hai cái tên là Hùng Cường và nữ hoàng nhạc Mai Lệ Huyền một thời náo loạn các vũ trường với nhiều bài hát mang tình tiết sôi động.

Xem thêm: Nhạc Nhẹ Là Gì? Cách Nhìn Biện Chứng Về Nhạc Nhẹ Việt Nam

3. Những nghệ sĩ nổi tiếng trong dòng nhạc vàng

Khi nhắc đến dòng nhạc vàng thì không thể không kể đến một số ca sĩ gạo cội như Chế Linh, Lệ Quyên, hương Lan,.. Và nhiều nghệ sĩ cũng rất nổi tiếng trong lĩnh vực nhạc xưa này. Một số thể loại phổ biến của nhạc vàng như bolero, rumba, ballad,… với tiết tấu chậm và mang âm hưởng dân ca. Trong đó nữ ca sĩ trẻ Lệ Quyên được chú ý với thể loại bolero và giọng ca mùi mẫn, tự tình.

4. Các bài hát nhạc vàng hay nhất để hát trong đám cưới

Dưới đây là một số ca khúc thuộc thể loại nhạc xưa được hát nhiều trong đám cưới:

  1. Tình lúa duyên trăng 
  2. Gửi về quan họ
  3. Duyên quê
  4. Đám cưới trên đường quê
  5. Đường về hai thôn
  6. Em chọn lối này
  7. Thề non hẹn biển
  8. Gặp nhau giữa rừng mơ
  9. Ngày xuân vui cưới
  10. Nhà anh nhà em
  11. Rước tình về quê hương
  12. Tình ca trên lúa
  13. Mười ngón tay yêu
  14. Chuyện tình nơi làng quê
  15. Hãy yêu nhau đi
  16. Ô mê ly
  17. Những ngày đẹp trời
  18. Lắng nghe mùa xuân về
  19. Đám cưới như mơ
  20. Duyên hồng
  21. Niệm khúc cuối
  22. Riêng một góc trời
  23. Bài Tango cho em
  24. Lối về xóm nhỏ
  25. Vẹn nghĩa phu thê
  26. Ngày tân hôn
  27. Và con tim đã vui trở lại
  28. Thuyền hoa
  29. Tơ duyên
  30. Rượu cưới ngày xuân

Nhạc vàng dù bị cấm đoán hay bị thay đổi tên nhiều lần thì vẫn không bị lãng quên trong lòng những người yêu âm nhạc Việt Nam. Nó mang lại giá trị âm nhạc sâu sắc qua nhiều thời gian. Khiến cho bao nhiêu con tim say mê âm nhạc phải thổn thức mãi.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây