Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh cao huyết áp và bạn đang mắc phải nó. Bạn đang tìm đến bộ môn chạy bộ để luyện tập nhằm cải thiện sức khỏe tốt hơn nhưng bạn lại có suy nghĩ liệu rằng “Người bị huyết áp cao có nên chạy bộ không?” Hãy theo dõi ngay những thông tin dưới đây để có câu trả lời bạn nhé!
1. Huyết áp cao là gì?
Chỉ số huyết áp bình thường theo phân loại của Hội tim mạch và huyết áp Châu Âu (ESC/ESH) năm 2018 cho thấy rằng: Huyết áp bình thường được xác định từ 120/80 mgHg trở lên. Huyết áp cao được xác định ở mức từ 140/90 mgHg – 180/110 mgHg trở lên.
Chỉ số huyết áp được xác định bởi máy đo huyết áp
Huyết áp cao (tăng huyết áp) là một bệnh lý mãn tính, khi máu lưu thông với áp lực lớn tăng liên tục và tác động mạnh thường xuyên lên thành động mạch gây sức ép lớn đến các mô và làm cho các mạch máu bị tổn thương theo thời gian. Khi huyết áp tăng cao kéo dài liên tục sẽ làm cho tim bị tổn thương là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm: Nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, suy tim cấp tính, đột quỵ…
Những người có huyết áp cáo thường là: những người có độ tuổi từ 35 tuổi trở lên, người béo phì, người có tinh thần căng thẳng, người có thói quen ăn uống không lành mạnh, người nghiện thuốc lá, nghiện rượu,…Vì vậy, những người bị huyết áp cao luôn tìm những phương pháp để giảm thiểu tình trạng bệnh thông qua các môn thể thao đơn giản như đi bộ, bơi lội, đạp xe, bóng bàn, cầu lông, chạy bộ…. Tuy nhiên nhiều người thắc mắc rằng: Huyết áp cao có nên chạy bộ không? Người bị cao huyết áp cần lưu ý những gì khi chạy bộ?
Nhóm người dễ bị mắc bệnh cao huyết áp
2. Huyết áp cao có nên chạy bộ hay không?
Những người có huyết áp cao rất ngại vận động vì một số người có suy nghĩ rằng khi họ vận động mạnh máu sẽ gây áp lực lớn làm nhiệt độ cơ thể tăng cao dẫn đến tăng huyết áp. Thực tế cho thấy rằng, những suy nghĩ này chưa thật sự chính xác. Vậy câu hỏi đặt ra rằng: Người bị huyết áp cao có nên chạy bộ hay không và cần lưu ý những gì? Tùy vào mức độ của bệnh mà chúng ta mới có thể đưa ra câu trả lời cho câu hỏi này.
Những người bị cao huyết áp ở mức độ nhẹ chưa có biến chứng hay dấu hiệu tổn thương nào trên cơ thể thì có thể luyện tập những môn thể thao đơn giản không quá sức như là chạy bộ. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, khi chúng ta chạy bộ nó sẽ giúp máu huyết lưu thông đến cơ thể dễ dàng hơn và cung cấp một lượng lớn oxy vào cơ thể. Từ đó sẽ giúp cho chúng ta kiểm soát được tình trạng cao huyết áp và có được một trái tim khỏe mạnh hơn.
Người bị huyết áp cao nên chạy bộ với cường độ vừa phải
Ngoài ra khi chạy bộ nó sẽ giúp cho tinh thần của bạn được thoải mái hơn từ đó giúp bạn giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi do công việc giúp cho chúng ta giảm thiểu tình trạng tăng huyết áp. Vì đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh tăng huyết áp. Vậy nên nếu bạn đang mắc bệnh cao huyết áp và đang tìm đến môn chạy bộ thì bạn hãy cứ tập luyện nó với cường độ vừa phải và thích hợp.
Nếu bạn tập luyện thường xuyên và đúng cách kết hợp với điều trị bằng thuốc, nó có thể giúp bạn có một sức khỏe ổn định và kiểm soát được tình trạng tăng huyết áp.
3. Những lưu ý khi chạy bộ dành cho người bị huyết áp cao
Với thắc mắc người bị huyết áp cao có nên chạy bộ không thì câu trả lời là có. Tuy nhiên, khi chạy bộ bạn cần phải thật sự lưu ý một điều sau để mang lại hiệu quả tốt nhất.
- Bạn có thể chạy bộ ngoài trời hoặc trên máy chạy bộ tại nhà hoặc ở các phòng tập. Thời gian thích hợp để chạy bộ là vào sáng sớm từ 5 giờ 30 đến 7 giờ sáng vì thời gian này ít xe cộ cũng như khói bụi kèm theo đó là không khí trong lành buổi sáng sẽ giúp bạn hít thở tốt hơn, nhiệt độ mát mẻ cũng không quá cao sẽ không làm huyết áp bạn tăng quá cao.
- Trước khi chạy bộ, bạn nên làm nóng cơ thể qua các động tác khởi động các cơ, khớp như: cổ tay, cổ chân, hông, bụng, đầu gối….
- Khi đang chạy bộ nếu bạn cảm thấy cơ thể mệt mỏi, tim đập nhanh, chóng mặt, đau ngực… thì nên dừng lại nghỉ ngơi và tiếp tục luyện tập vào buổi hôm sau.
- Không nên quá gắng sức để tập luyện vì nó sẽ gây áp lực lớn lên tim dễ dẫn đến đột quỵ
- Trong quá trình tập luyện ban đầu thì người bị cao huyết áp nên khởi động nhẹ bằng việc đi bộ, sau đó tăng tốc dần và cũng nên chuyển sang đi bộ trước khi dừng hẳn.
- Để tránh tình trạng mất nước sau khi chạy bộ bạn nên bổ sung đủ nước cho cơ thể sau khi luyện tập vì nếu bạn bị mất nước sẽ làm cơ thể tăng nhiệt độ làm cho huyết áp cũng tăng theo.
- Mỗi ngày nên tập khoảng 20-30 phút và tập khoảng 3-4 lần/tuần.
Ngoài ra, bên cạnh việc chạy bộ, bạn nên cải thiện các thói quen có ảnh hưởng xấu tới huyết áp như: giảm rượu bia, thuốc lá, ăn uống lành mạnh: không ăn quá nhiều dầu mỡ, ăn quá mặn… giảm bớt căng thẳng cho bản thân thông qua các hoạt động vui chơi giải trí, lành mạnh.
Chế độ ăn uống cho người bị cao huyết áp
Phía trên là những thông tin để trả lời cho câu hỏi “Người bị huyết áp cao có nên chạy bộ không?”. Nếu bạn mắc phải chứng bệnh cao huyết áp và đang tập luyện với môn chạy bộ thì mình hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tập luyện.