Luật quy hoạt mới nhất áp dụng cho năm 2021

0
775

Mục lục

Ngày 30/08/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 72/2019/NĐ-CP sửa đổ và bổ sung một số điều theo Nghị định số 37/2010/NĐ-CP về các bước lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị. Đồng thời nghị định số 44/2015/NĐ-CP đã quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch và xây dựng trong Luật quy hoạch.

Dưới đây sẽ là những quy định chung bao gồm: phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, nguyên tắc cơ bản… của Luật quy hoạch mà bạn nên biết. Hãy cùng tìm hiểu kỹ nhé.

1. Những quy định chung về Luật quy hoạch

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Luật quy hoạch quy định việc lập, thẩm định cũng như quyết định hay phê duyệt, công bố, thực hiện, đánh giá và điều chỉnh quy hoạch trong hệ thống quy hoạch quốc gia, đồng thời thể hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về hình thức quy hoạch.

luật quy hoạch
Phạm vi điều chỉnh trong bộ luật

1.2. Đối tượng áp dụng Luật quy hoạch

Bộ luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức và cá nhân tham gia lập, thẩm định, quyết định hay phê duyệt, công bố, thực hiện, đánh giá đồng thời điều chỉnh quy hoạch trong hệ thống quy hoạch quốc gia với các cơ quan, tổ chức, các cá nhân khác có liên quan.

1.3. Những nguyên tắc cơ bản trong bộ luật

  • Tuân theo quy định của Luật quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan và Điều ước quốc tế mà nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
  • Bảo đảm sự thống nhất và đồng bộ giữa quy hoạch với chiến lược và kế hoạch phát triển của kinh tế – xã hội bảo đảm kết hợp với quản lý ngành và quản lý lãnh thổ, đồng thời bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường.
  • Bảo đảm sự tuân thủ, tính liên tục, kế thừa cũng như ổn định của thứ bậc trong hệ thống quy hoạch quốc gia.
  • Bảo đảm tính nhân dân và sự tham gia của cơ quan, tổ chức, cộng đồng hay cá nhân. Bảo đảm hài hòa các lợi ích của quốc gia, các vùng, các địa phương cũng như lợi ích của người dân. Trong đó lợi ích quốc gia là cao nhất và bảo đảm nguyên tắc bình đẳng giới.
  • Bảo đảm tính khoa học và ứng dụng công nghệ hiện đại với kết nối liên thông, dự báo, khả thi, tiết kiệm và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của đất nước cũng như bảo đảm tính khách quan, công khai, minh bạch và tính bảo tồn.
  • Bảo đảm tính độc lập giữa các cơ quan lập quy hoạch với Hội đồng thẩm định quy hoạch.
  • Bảo đảm nguồn lực để thực hiện các quy hoạch.
  • Bảo đảm tính thống nhất của quản lý nhà nước về quy hoạch, phân cấp và phân quyền hợp lý giữa các cơ quan nhà nước.

2. Tổ chức lập quy hoạch

2.1. Điều 14: Thẩm quyền tổ chức lập quy hoạch

  • Chính phủ và tổ chức lập quy hoạch tổng thể quốc gia với quy hoạch không gian biển quốc gia và quy hoạch sử dụng đất quốc gia.
  • Thủ tướng Chính phủ tổ chức và lập quy hoạch vùng.
  • Bộ, cơ quan ngang Bộ tổ chức và lập quy hoạch ngành quốc gia.
  • Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức và lập quy hoạch tỉnh.
luật quy hoạch
Thẩm quyền tổ chức quy hoạch

2.2. Điều 15: Nhiệm vụ lập quy hoạch trong luật quy hoạch

Nhiệm vụ lập quy hoạch bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

  • Căn cứ lập quy hoạch
  • Yêu cầu về nội dung và phương pháp lập quy hoạch
  • Chi phí lập quy hoạch
  • Thời hạn lập quy hoạch cụ thể
  • Trách nhiệm của những cơ quan liên quan trong việc tổ chức và lập quy hoạch.

Thẩm quyền tổ chức thẩm định cũng như phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch được quy định cụ thể như sau:

  • Chính phủ tổ chức thẩm định và phê duyệt các nhiệm vụ lập quy hoạch tổng thể quốc gia và quy hoạch không gian biển quốc gia với quy hoạch sử dụng đất quốc gia.
  • Thủ tướng Chính phủ tổ chức thẩm định, đồng thời phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch ngành quốc gia và quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh.
  • Chính phủ đã quy định chi tiết Điều này.

Kết

Với những chia sẻ về Luật quy hoạch trên đây sẽ giúp bạn đọc nắm rõ hơn về luật này để áp dụng đúng theo quy định pháp luật.

Nguồn: https://bihaku.vn/

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây