Mục lục
Bài viết giới thiệu dưới đây sẽ giới thiệu Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 số 52/2014/QH13, được xem là mới nhất và hiện đang được áp dụng cho năm 2021. Cùng xem qua những điều lệ mà bộ luật này quy định nhé!
Luật hôn nhân và gia đình mới nhất quy định những chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử giữa các thành viên gia đình. Ngoài ra, còn có trách nhiệm của cá nhân, tổ chức, Nhà nước và xã hội trong việc xây dựng và củng cố chế độ hôn nhân và gia đình.
2. Những quy định chung về luật hôn nhân và gia đình
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Trong luật hôn nhân và gia đình chuẩn mực pháp lý trong cách ứng xử giữa các thành viên gia đình cũng như trách nhiệm của cá nhân, tổ chức và Nhà nước và xã hội trong việc xây dựng, củng cố cho chế độ hôn nhân và gia đình.
1.2. Những nguyên tắc cơ bản trong luật hôn nhân và gia đình
- Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ theo nguyên tắc một vợ một chồng và vợ chồng bình đẳng.
- Hôn nhân giữa mỗi công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa những người theo tôn giáo cùng với người không theo tôn giáo, giữa người có tín ngưỡng và người không có tín ngưỡng, hoặc giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài phải được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

- Xây dựng gia đình được ấm no, tiến bộ và hạnh phúc. Các thành viên gia đình phải có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc và giúp đỡ lẫn nhau, đồng thời không phân biệt đối xử giữa các con.
- Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm phải bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi và người khuyết tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình. Đồng thời giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ, cũng như thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
- Kế thừa và phát huy truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam trong hôn nhân và gia đình.
2. Trách nhiệm của Nhà nước với xã hội đối với bộ luật
- Nhà nước có chính sách và biện pháp bảo hộ hôn nhân và gia đình, trong đó luôn tạo điều kiện để nam và nữ xác lập hôn nhân tự nguyện, tiến bộ. Nguyên tắc một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, cùng nhau xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ và hạnh phúc, đồng thời thực hiện đầy đủ chức năng của mình cũng như tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về luật hôn nhân và gia đình. Nhà nước vận động nhân dân xóa bỏ những phong tục, tập quán lạc hậu trong hôn nhân và gia đình, từ đó phát huy truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp nhằm thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc.
- Chính phủ thống nhất trong việc quản lý nhà nước về hôn nhân và gia đình. Từng cán bộ, cơ quan ngang bộ phải thực hiện quản lý nhà nước về hôn nhân và gia đình dưới sự phân công của Chính phủ. Ủy ban nhân dân các cấp và những cơ quan khác thực hiện quản lý nhà nước về hôn nhân và gia đình theo đúng quy định của pháp luật.
- Cơ quan, tổ chức phải có trách nhiệm giáo dục và vận động cán bộ, công chức, những viên chức, người lao động, các thành viên của mình với mọi công dân xây dựng thành gia đình văn hóa. Trong gia đình kịp thời hòa giải mâu thuẫn để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên gia đình. Nhà trường cần phải phối hợp với gia đình trong việc giáo dục và tuyên truyền về luật hôn nhân và gia đình cho thế hệ trẻ.

3. Áp dụng những tập quán về hôn nhân và gia đình
Trong trường hợp pháp luật không có quy định và các bên không có sự thỏa thuận thì tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc và không trái với nguyên tắc quy định tại Điều 2 cũng như không vi phạm đến điều cấm của Luật này được áp dụng.
Nắm rõ luật hôn nhân và gia đình giúp bạn giải quyết mẫu thuẫn trong gia đình hợp lý. Nếu có gặp phải tình trạng hôn nhân đổ vỡ thì cả hai bên cũng có cách xử lý đúng luật và không gây thiệt cho bên nào.
Nguồn: https://bihaku.vn/