Lạm Phát Là Gì? Tác Động Thế Nào Đến Kinh Tế Và Đo Lường

0
2399

Mục lục

Lạm phát là một tình trạng đồng tiền quốc gia bị mất giá, hàng hóa trên thị trường trở nên đắt đỏ hơn. Lạm phát có vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển nền kinh tế. Tuy nhiên, chúng cũng có nhiều mặt tiêu cực nếu không thể kiểm soát.

1. Lạm phát là gì?

Lạm phát là sự giảm giá đồng tiền, dẫn đến đồng tiền mất giá. Khi đồng tiền mất giá như vậy nó dẫn đến tình trạng gia tăng giá của hầu hết hàng hóa và dịch vụ sử dụng hàng ngày hoặc thông thường. Chẳng hạn như thực phẩm, quần áo, nhà ở, giải trí, phương tiện giao thông, nhu yếu phẩm tiêu dùng,… Lạm phát được đo bằng đơn vị phần trăm. 

Lấy ví dụ, với đồng 500.000đ cách đây vài chục năm bạn có thể mua được cả cây vàng. Tuy nhiên, số tiền này hiện nay đã trải qua lạm phát, mất giá và bạn không thể mua nổi ½ chỉ vàng nào hết.

lạm phát
Lạm phát là sự tăng giá các hàng hóa

Ngược lại với lạm phát là giảm phát. Đây là sự giảm giá hàng hóa trong một khu vực kinh tế, nghĩa là đồng tiền bạn giữ đang có giá trị hơn và giá hàng hóa rẻ hơn.

Mặc dù có vẻ tốt khi bạn có thể mua nhiều hơn với số tiền ít hơn vào ngày mai. Nhưng thực tế, các nhà kinh tế cảnh báo rằng giảm phát có thể còn nguy hiểm hơn đối với một nền kinh tế, hơn là lạm phát không được kiểm soát.

Bởi vì khi giảm phát diễn ra, người tiêu dùng trì hoãn việc mua hàng ở hiện tại vì họ đợi giá giảm hơn nữa trong tương lai. Nếu không được kiểm soát, giảm phát có thể làm giảm hoặc đóng băng tăng trưởng kinh tế, từ đó làm giảm tiền lương và làm tê liệt hoàn toàn nền kinh tế.

2. Tác động của lạm phát như thế nào?

Lạm phát là tình trạng xảy ra thường xuyên tại mỗi quốc gia. Có vẻ như nó có tác động khá nhỏ trong ngắn hạn. Nhưng trong thực tế diễn ra nhiều năm, nhiều thập kỷ thì tài khoản tiết kiệm của bạn thực tế sẽ chẳng còn bao nhiêu, sức mua của tiền tiết kiệm sẽ giảm đáng kể. 

Lấy ví dụ, cách đây 20 năm giá vé xem phim trung bình là 20.000đ. Đến năm 2020, giá vé trung bình của một bộ phim đã tăng lên 100.000đ. Nếu bạn tiết kiệm được 100.000đ từ năm 2000, thì năm 2020 sẽ chỉ mua được 1 vé trong khi lúc trước bạn có thể mua được tận 5 vé.

Bên cạnh đó, đừng nghĩ đến hiện tượng này khi giá cao hơn cho chỉ một mặt hàng hoặc dịch vụ. Lạm phát là đề cập đến sự gia tăng rộng rãi về giá cả trong một lĩnh vực hoặc một ngành, như kinh doanh ô tô hoặc năng lượng – và cuối cùng là ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế của một quốc gia. 

lạm phát
Tiền tiết kiệm mất giá dần qua thời gian do lạm phát

Mặc dù ba bạn bội khi nghĩ đến việc đồng tiền của mình mất giá. Nhưng hầu hết các nhà kinh tế coi lạm phát với một lượng tỉ lệ nhỏ là dấu hiệu của một nền kinh tế lành mạnh. Tỷ lệ lạm phát vừa phải khuyến khích bạn chi tiêu hoặc đầu tư tiền của mình ngay hôm nay, thay vì nhét nó dưới nệm và xem giá trị của nó giảm dần. Chính vì thế kích cầu tiêu dùng hoặc đầu tư, làm cho nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng hơn nữa.

3. Các dạng tiêu cực 

Mặc dù lạm phát được cho là dấu hiệu của một nền kinh tế làng mạnh, nhưng chúng cũng có thể làm tê liệt sức mua của người tiêu dùng, trở thành một sức mạnh hủy diệt trong một nền kinh tế.

3.1. Siêu lạm phát

Siêu lạm phát xảy ra khi lạm phát tăng nhanh và giá trị đồng tiền của quốc gia giảm cực nhanh. Các nhà kinh tế định nghĩa siêu lạm phát xảy ra khi giá cả tăng ít nhất 50% mỗi tháng. Các trường hợp này rất hiếm xảy ra, thường xuất hiện các trường hợp siêu lạm phát trong quá khứ là vào thời kỳ bất ổn dân sự, trong thời chiến tranh hoặc khi các chế độ mới thay nhau tiếp quản, khiến tiền tệ trở nên vô giá trị.

Có lẽ ví dụ nổi tiếng nhất về siêu lạm phát diễn ra ở Weimar Đức vào đầu những năm 1920. Giá cả tăng hàng chục nghìn phần trăm mỗi tháng, gây thiệt hại rất nặng nề cho nền kinh tế Đức.

Gần đây hơn là vào năm 2018 khi tỷ lệ lạm phát của Venezuela đạt hơn 1.000.000% một tháng,khiến nền kinh tế sụp đổ và buộc vô số công dân phải rời khỏi đất nước.

3.2. Lạm phát đình trệ

Lạm phát đình trệ xảy ra khi lạm phát vẫn ở mức cao, nhưng nền kinh tế của một quốc gia lại không phát triển và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng. 

Theo lẽ thường, khi tỷ lệ thất nghiệp tăng lên, nhu cầu tiêu dùng giảm xuống khi mọi người theo dõi chi tiêu chặt chẽ hơn. Sự sụt giảm nhu cầu này sẽ làm giảm giá, giúp điều chỉnh lại sức mua của bạn.

Tuy nhiên, khi lạm phát đình trệ xảy ra, giá cả vẫn cao ngay cả khi chi tiêu của người tiêu dùng giảm, khiến việc mua cùng một loại hàng hóa ngày càng trở nên đắt đỏ. 

Một ví dụ là Hoa Kỳ đã trải qua tình trạng lạm phát đình trệ từ giữa đến cuối những năm 1970. Do giá dầu cao từ các lệnh cấm vận dầu mỏ của OPEC đã đẩy lạm phát lên cao hơn. Ngay cả khi giảm GDP và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng.

lạm phát
Lạm phát đình trệ

4. Nguyên nhân gây ra lạm phát

Giá cả tăng dần dẫn đến lạm phát trong nền kinh tế có thể do hai nguyên nhân chính sau đây: lạm phát do cầu tăng và do chi phí đẩy. Cả hai đều quay liên quan đến các nguyên tắc cơ bản của cung và cầu trong nền kinh tế.

4.1. Nguyên nhân cầu tăng

Lạm phát do nhu cầu tăng là khi nhu cầu về hàng hóa hoặc dịch vụ tăng lên, nhưng cung không đổi, từ đó kéo giá cả tăng lên. Lạm phát do cầu tăng có thể diễn ra theo nhiều cách. Trong một nền kinh tế lành mạnh, người dân và các công ty ngày càng kiếm được nhiều tiền hơn. Tiền rủng rỉnh trong túi ngày càng nhiều cho phép người tiêu dùng mua nhiều hơn mức họ có thể trước đây. Nhưng lượng hàng sản xuất ra vẫn không đổi làm tăng cạnh tranh đối với hàng hóa hiện có trên thị trường, và tăng giá. Tất nhiên các công ty cung ứng cũng đang ra sức sản xuất thêm.

Ví dụ, khi bắt đầu đại dịch corona virus, sự gia tăng nhu cầu đối với các hoạt động trong nhà, xa xã hội kết hợp với việc phát hành game Animal Crossing: New Horizons rất được mong đợi. Từ đó mà giá của hệ thống chơi game Nintendo Switch này tăng gần gấp đôi trên một số thị trường thứ cấp. Do Nintendo không thể tăng sản lượng, do việc sản xuất tại nhà máy từ Covid-19 bị tạm dừng, Nintendo không thể tăng nguồn cung để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng, dẫn đến giá game ngày càng cao.

4.2. Lạm phát do chi phí đẩy

Lạm phát do chi phí đẩy là khi nguồn cung hàng hóa hoặc dịch vụ bị hạn chế theo một cách nào đó nhưng cầu vẫn giữ nguyên. Từ đó vẫn làm đẩy giá lên. 

Thông thường sẽ do một số loại sự kiện bên ngoài, chẳng hạn như thiên tai, cản trở khả năng của các công ty trong việc sản xuất đủ hàng hóa nhất định để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Điều này cho phép họ tăng giá bán sản phẩm, dẫn đến lạm phát.

Ví dụ, hãy nghĩ về giá dầu. Bạn – và hầu hết mọi người khác – cần một lượng xăng nhất định để cung cấp nhiên liệu cho xe chạy đi làm, đi học. Khi các hiệp ước quốc tế hoặc thảm họa tự nhiên xảy ra làm giảm đáng kể nguồn cung dầu. Giá dầu khí sẽ tăng do nhu cầu vẫn tương đối ổn định ngay cả trong khi nguồn cung thu hẹp.

5. Các cách đo lường

Lạm phát được thể hiện bằng tỷ lệ phần trăm, qua một thời kỳ nào đó thường là 1 năm.Chỉ số này có thể được đo thông qua Chỉ số giá tiêu dùng, Chỉ số giá sản xuất và Chỉ số giá chi tiêu cho tiêu dùng cá nhân. 

5.1. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

Chỉ số Giá tiêu dùng (CPI) được tính hàng tháng dựa trên những thay đổi về giá mà người tiêu dùng phải trả cho hàng hóa và dịch vụ. 

Để tính được CPI, cục thống kê sẽ lập ra một rổ hàng hóa tiêu dùng chung để đo lường những thay đổi về giá, với những sản phẩm dịch vụ điển hình. Rổ hàng hóa này bao gồm chi phí của tám loại hàng hóa chính mà mọi người tiêu tiền: thực phẩm và đồ uống, nhà ở, quần áo, giao thông, giáo dục và truyền thông, giải trí, chăm sóc y tế và các hàng hóa khác và các dịch vụ. 

Nhiều người coi chỉ số CPI là tiêu chuẩn để đo lường lạm phát ở Việt Nam cũng như trên thế giới. 

lạm phát
Chỉ số CPI đo lường lạm phát

5.2. Chỉ số giá sản xuất (PPI)

Cũng do Cục Thống kê Lao động công bố, Chỉ số Giá của sản xuất (PPI) theo dõi những thay đổi về giá mà các công ty nhận được đối với hàng hóa và dịch vụ mà họ bán hàng tháng. 

Chi phí sản xuất có thể tăng khi các nhà sản xuất phải đối mặt với việc tăng thuế quan, tăng giá dầu và khí đốt hoặc các vấn đề khác. Chẳng hạn như tác động của đại dịch kéo dài, hoặc những thay đổi về môi trường, như gia tăng bão, cháy rừng hoặc lũ lụt.

PPI đóng một vai trò quan trọng trong các hợp đồng kinh doanh. Các doanh nghiệp ký hợp đồng dài hạn với các nhà cung cấp thường sử dụng PPI để tự động điều chỉnh tỷ lệ họ phải trả cho hàng hóa và dịch vụ thô theo thời gian. Nếu không, các nhà cung cấp sẽ tự nhốt mình vào các hợp đồng dài hạn với mức giá có thể làm họ mất sức mua trong thời gian dài. Điều này thể hiện mức độ phản ánh lạm phát qua chỉ số PPI – cũng giống như CPI.

5.3. Chỉ số giá chi tiêu cho tiêu dùng cá nhân (PCE)

Giống như CPI, Chỉ số giá chi tiêu cho tiêu dùng cá nhân (PCE) theo dõi số tiền người tiêu dùng phải trả cho hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế. Tuy nhiên, nó xem xét một loạt các chi tiêu của người tiêu dùng thực tế trong mỗi tháng. Chứ không giới hạn dữ liệu trong một nhóm hàng hóa cố định như CPI.

Nhưng vì đo giá hàng hóa trên thị trường, nên đây cũng là công cụ phổ biến để đo lường mức độ lạm phát trong nền kinh tế quốc gia.

6. Kết

Lạm phát là tình trạng tăng giá sản phẩm trong nền kinh tế dẫn đến việc mua hàng hóa mắc hơn, tiền tiết kiệm qua thời gian mất giá hơn. Điều này xảy ra cho cầu tăng nhưng cung không tăng, hoặc cầu giữ nguyên nhưng cung giảm khiến cầu luôn lớn hơn tăng, dẫn đến tăng giá hàng hóa gây lạm phát.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây