Khinh Khí Cầu Và Những Lễ Hội Khinh Khí Cầu Tầm Cỡ Quốc Tế

0
2824

Mục lục

Khinh khí cầu hay có thể gọi là quả bóng bay khổng lồ. Gần như ai cũng đã từng nghe đến nó thông qua đời sống hằng ngày, tivi, báo chí hay là trong truyện tranh, sách vở,… Vậy bạn đã biết hiếu những thứ về nó chưa? Những sự kiện khinh khí cầu tầm cỡ quốc tế ra sao?

1. Khinh khí cầu là gì?

Kinh khí cầu là một chiếc túi khổng lồ đựng không khí nóng hay các chất khí trong trường hợp dùng khí heli. Thường nó sẽ có khối lượng riêng nhỏ hơn không khí xung quanh và nhờ vào lực đẩy Ác-si-mét có thể bay lên cao trong khí quyển.

Khinh khí cầu
Khinh khí cầu

Các loại khinh khí cầu lớn được dùng cho mục đích thám hiểm; thể thao; viễn thám khoa học; viễn thông. Ngày nay cá loại này thường dùng nhiều cho các hoạt động du lịch trải nghiệm.

2. Phân loại khinh khí cầu

2.1 Khinh khí cầu cỡ trung bình

Các khinh khí cầu loại này có kích thước nhỏ hơn hoặc bằng 4000 lít. Các loại khí cầu này có thời gian bay không lâu; chỉ từ từ vài giờ đến vài ngày.

Loại di động: đã được dùng để chở bom, vũ khí và truyền thông tin trong chiến thế tranh thế giới II.

Ngày nay chúng được nhiều nhà khí tượng học sử dụng để đo đạc cấu trúc thẳng đứng của khí quyển hằng ngày với thiết bị radiosonde. Ngoài ra loại này còn có thể dùng để biết được tốc độ gió ở một độ cao nào đó trong không khí.

Loại cố định: loại này được dùng dây buộc chặt lại ở phía bên dưới để cố định. Chúng có thể được thiết kế bắt mắt và được ứng dụng vào việc marketing thương hiệu hay sản phẩm thông qua việc mang biển quảng cáo; banner.

Một số buổi lễ buổi tiệc lớn cũng dùng chúng cho việc trang trí góp phần cho buổi lễ trở nên hoành tráng; lộng lẫy và đầy màu sắc hơn.

2.2 Khinh khí cầu lớn

Các loại lớn này có thể tích có thể lên tới 12000 m3. Có thể bay liên tục đến vài tháng, thậm chí là nữa năm.

Loại di động: loại này có chưa khí nóng bên trong, được dùng để chuyên chở người và là phương tiện giao thông cơ bản ở một số nơi không thể sử dụng các phương tiện giao thông thông thường.

Các loại khinh khí cầu khoa học chuyên chở máy móc phục vụ mục đích viễn thám khí quyển và mặt đất hay quan sát thiên văn. Các loại khí cầu mặt trời còn được dùng để phục vụ hoạt động viễn thông. Trong quân sự, người ta cũng dùng khí cầu này cho mục đích do thám hay mang bom để thử nổ.

Loại cố định: loại này từng được dành cho việc quan sát phía đối phương hay phía địch trên các trận địa trong các cuộc chiến tranh trước thời kỳ Đại chiến thế giới II. (Pháp đã áp dụng kỹ thuật này trong cuộc tấn công vào thành Hưng Hóa ở Việt Nam vào năm 1884; một bức tranh miêu tả cuộc chiến vẫn còn lưu lại cho đến nay. Nó đã vẽ về chi tiết sử dụng khí cầu này).

Tùy theo dung tích, khối lượng, kích thước và loại khí được sử dụng. Mà các khí cầu có thể bay ở độ cao từ 1–15 km trên không ( có thể vượt qua được những đám mây có độ cao tầm 4–6 km).

3. Cách thức hoạt động của khinh khí cầu

Đôi với loại bơm khí heli hay các loại khí nhẹ hơn không khí thì việc đầu tiêu là chỉ cần bơm khí vào khí cầu chúng sẽ tự bay lên.

Loại thứ hai là loại khí nóng, để sử dụng đụng. Chúng ta phải cần đến những ngọn lửa rất mạnh; nhanh chóng đốt cháy lượng oxy bên trong khinh khí cầu. Giai đoạn này diễn ra có vẽ hơi lâu đấy. Khi oxy bên trong bị đốt cháy hết; phần còn lại sẽ là những khí nhẹ hơn không khí nó sẽ giống khí cầu bay lên. Nó hoạt động giống như hoạt động của đèn thiên đăng.

4. Nguồn gốc của khinh khí cầu

4.1 Giả thuyết cổ xưa về khinh khí cầu

Nhiều người cho rằng, xuất phát nguồn của khinh khí cầu bắt nguồn từ loại đèn thiên đăng (đèn trời) hay còn gọi là đèn gió. Nó chính là các loại đèn cầu nguyện của người dân Trung Hoa. Nó mang hàm ý mang những lời cầu nguyện được viết trên đèn gửi về chốn linh thiên.

Hay là các khí cầu thời cổ xưa được chế tạo từ bàng quang của động vật. Các khí cầu khí nóng được dùng làm đồ chơi trẻ em tại Trung Hoa từ khoảng thế kỷ 2 hoặc thế kỷ 3.

Cũng có nhiều giả thuyết cho rằng, các nền văn minh cổ đã dùng khí cầu khí nóng. Nó để chở người bay lên không trung dùng để quan sát một số công trình để tiện cho việc thực thi.

Ví dụ như: công trình cổ đường Nazca mang những hình vẽ khổng lồ trên cao nguyên Nazca. Nó chỉ có thể quan sát đầy đủ từ không trung; phải được xây dựng với sự hỗ trợ của một con mắt từ trên cao; chỉ có thể khả thi với khí cầu.

khinh khí cầu
Nazca

4.2 Lịch sử hiện đại

Đến năm 1709; tại Lisbon; Bartolomeu de Gusmão đã tạo ra một khí cầu chứa khí nóng bay lên trong một phòng lớn. Ông đã chế tạo một khí cầu khác lớn hơn nhiều lần. Nó mang tên Passarola (nghĩa là con chim lớn). Và đã được bay thử với ông là người thử nghiệm đầu tiên. Nhưng chỉ bay xa được gần một kilômét rồi bị rơi; nhưng ông không bị thương.

Henry Cavendish năm 1766 đã tạo ra khí cầu bơm khinh khí (hydro). Sau đó được Joseph Black chứng minh rằng khinh khí cầu này có thể dùng để bay trong không trung được.

Quả khí cầu sử dụng không khí nóng đầu tiên mà có thể chuyên chở hành khách đã được xây dựng bởi các anh em Joseph và Etienne Montgolfier ở Annonay; Pháp vào năm 1783. Chuyến bay chở khách đầu tiên là ngày 19 tháng 9 năm 1783; họ đã mang theo một con cừu; một con vịt và một con gà trống.

Cùng năm đó Jacques Charles tạo ra khinh khí cầu loại bơm các chất khí nhẹ hơn không khí. Nó trở thành loại khí cầu thông dụng từ thập niên 1790 đến thập niên 1960.

5. Các lễ hội lớn ở tầm cỡ quốc tế

5.1 Khinh khí cầu Cappadocia

Cappadocia, tên này có ý nghĩa như vùng đất của những chú ngựa đẹp và địa điểm này cũng được đánh giá là nơi có địa hình vô cùng độc nhất vô nhị tại hành tinh xanh này của chúng ta.

Từ năm 1985, nơi đây đã được UNESCO chứng nhận là Di sản thiên nhiên thế giới cần được bảo tồn. Những thung lũng độc đáo; hẻm núi; khối đá hình thù kỳ lạ khác nhau (có nhiều hình thù khá tế nhị);… đã khiến cho nơi đây trở thành địa điểm lễ hội bay khinh khí cầu đẹp nhất thế giới.

Tại đây kinh khinh khí cầu không phải để trình diễn mà là dùng để chuyển chở khoảng 20 khách du lịch trên một khí cầu. Họ đến và tham quan khu vực thiên nhiên tuyệt hảo; và đón ánh bình minh đầu tiêu trên không trung tại đây.

Quãng đường bay của khinh khí cầu sẽ tầm khoảng 2.5 km với độ cao 1000 mét và 1 giờ bay lượn trên không trung. Nó còn phụ thuộc vào thời tiết của hôm đó như thế nào nữa.

Đến cuối cùng sẽ được đáp xuống một vùng bằng phẳng trên núi. Sau hành trình này; bạn sẽ được trao tặng một chiếc kỷ niệm chương như một sự ghi nhận bạn đã tham gia trải nghiệm đầy thú vị này. Chi phí cho một lần trải nghiệm bay là khoảng 200$/người; giá sẽ giao động nhỏ tùy theo mùa.

Nhưng có điều bạn cần phải biết đây là một lễ hội mang hình thức thể thao mạo hiểm. Nên trước khi lên khinh khí cầu buộc bạn phải ký tên vào đơn mà họ đã chuẩn bị sẵn là bạn sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm về việc bay trên đấy.

Nếu bạn muốn biết thêm chi tiết và vẽ đẹp của nó ra sao. Bạn có thể tìm hiểu về chuyến đi Thổ Nhĩ Kỳ của anh Vũ Khắc Tiệp và Ngọc Trinh bạn nhá. Những hình ảnh cực kỳ chân thực và sang chảnh sẽ cho bạn sự mãn nhãn đấy!

5.2 Lễ hội quốc tế Albuquerque

Du khách đến tham dự lễ hội khinh khí cầu quốc tế Albuquerque sẽ được chiêm ngưỡng 750 chiếc khinh khí cầu được thả lên bầu trời tạo thành một bữa tiệc đầy màu sắc; hoành tráng lệ.

khinh khí cầu
Lễ hội Albuquerque

Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Albuquerque được diễn ra trong chín ngày vào thời điểm mùa thu rực rỡ lá vàng. Hằng năm lễ hội này diễn ra từ ngày 3-11/10 một số nơi khác nhau được chọn lựa trước đón tại Mỹ; thường là các đồng cỏ rộng lớn.

Thời tiết mùa thu với bầu trời trong xanh cùng những cánh đồng cỏ xanh và màu sắc rực rỡ của những chiếc khí cầu bay lơ lửng. Nhìn từ trên cao nơi đây sẽ trở thành một bức tranh siêu thực về màu sắc trong lễ hội khinh khí cầu quốc tế.

5.3 Lễ hội khinh khí cầu quốc tế 2019 tại Festival nghề truyền thống Huế

Góp mặt tại lễ hội năm 2019 có 10 khinh khí cầu của sáu đội đến từ năm quốc gia: Thái-lan; Malaysia; Hà Lan; Nhật Bản và Việt Nam. Với ba loại khinh khí cầu: bay tự do độ cao 100-300m bán kính 5km từ điểm cất cánh; bay treo độ cao 50m ngay điểm neo và các loại khí cầu mini biểu diễn tại bãi bay phục vụ du khách chụp hình lưu niệm.

Đến với lễ hội này, đông đảo du khách và người dân Cố đô Huế được chiêm ngưỡng, chụp ảnh vẻ đẹp cổ kính của Kinh thành Huế cùng với Đại nội Huế; Kỳ Đài; Ngọ Môn từ các khinh khí cầu bay treo ở độ cao hơn 50 m.

Hoà nhập vào nét đẹp cổ kính của cố đô Huế, màu sắc hiện đại của những chiếc khí cầu đầy màu sắc đã vẽ nên một bức tranh hoàn toàn mới cho một kinh thành tráng lệ. Hãy một lần chứng kiến nó bạn nhé!

Từ các bạn trẻ đến người cao tuổi đều tỏ ra bất ngờ và hứng thú khi chứng kiến những quả khí cầu của các bạn bè quốc tế. Một bạn trẻ ở TP Huế bày tỏ: “Dù nhiều lần được tổ chức ở Huế, nhưng lần đầu tiên mình thấy rõ hình hài của khí cầu với các công đoạn từ lúc “đóng gói”. Cho đến được bơm lên và tung bay trên bầu trời. Một cảm giác thật choáng ngợp!”

>> Xem thêm: Nhiệt Kế Ẩm Là Gì? Lịch Sử, Phân Loại Và Cách Sử Dụng

6. Các kỷ lục của khinh khí cầu

Hành trình bay dài nhất: Được lập vào 15/01/1991, Hãng Virgin Pacific Flyer đã hoàn thành hành trình bay dài nhất với khinh khí cầu. Nó được thả từ Nhật Bản và kết thúc ở phía Bắc Canada với tổng khoảng cách là 7671,91 km  – trong khi thể tích khinh khí cầu đạt 70,4 nghìn m3.

Thời gian bay dài nhất: Được Michio Kanda và Hirosuke Tekezawa lập vào 02/01/1997 với tổng thời gian là 50h38’.

Khinh khí cầu có thể bay cao nhất: Ngày 26/11/2005, Vijaypat Singhania (Ấn Độ) đã cho khinh khí cầu đạt đến độ cao 21.027 mét. Được xuất phát ở Mumbai và hạ cánh ở ngoại ô cách Panchale 240 km.

7. Kết

Qua bài viết chúng tôi đã cho bạn biết thêm những kiến thức từ định nghĩa; nguồn gốc; cách hoạt động và các loại khinh khí cầu. Ngoài ra chúng tôi còn giới thiệu cho bạn biết thêm về những lễ hội khinh khí cầu tầm cỡ quốc tế và nơi diễn ra của chúng. Nếu có điều kiện hãy thử đến vào chiêm ngưỡng một lần; để biết được thế nào là sự hoành tráng của một lễ hội quốc tế bạn nhé!

Nếu bạn thấy bài viết có ích cho bạn, hãy thường xuyên theo dõi trang web của chúng tôi để có được nhiều bài viết hay hơn bạn nhé!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây