ISO Là Gì? Ý nghĩ của ISO đối với doanh nghiệp

0
2133

Mục lục

ISO là gì? Chứng nhận ISO là gì? Việc chứng nhận ISO có thực sự quan trọng? Cần phải áp dụng tiêu chuẩn ISO như thế nào để phù hợp với doanh nghiệp của mình? Mọi vấn đề về ISO sẽ được làm rõ hơn trong bài viết dưới đây. 

1. ISO là gì? Nhiệm vụ của ISO

1.1. ISO là gì?

ISO là tên viết tắt của International Organization for Standardization, dịch ra tiếng Việt nghĩa là Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế. Các tiêu chuẩn công nghiệp và thương mại trên phạm vi toàn thế giới được đề ra bởi cơ quan tiêu chuẩn quốc tế ISO. Đây được xem là tổ chức độc lập, phi chính phủ.

Thành lập ngày 23 tháng 2 năm 1947, trụ chính của ISO đặt tại Geneva, Thụy Sĩ. Tính đến năm 2018 thì ISO đã có hơn 160 nước thành viên tham gia. Việt Nam là nước thứ 77 tham gia tổ chức này, vào năm 1977. Tiêu chuẩn Việt Nam tên gọi khi các tiêu chuẩn ISO được chuyển thành tiếng Việt.

1.2. Nhiệm vụ của ISO là gì?

ISO với các tiêu chuẩn hóa được quốc tế thống nhất tạo nên quá trình trao đổi hàng hóa, thương mại, dịch vụ trong nước cũng như quốc tế thuận lợi hơn. Cùng với đó giá trị của doanh nghiệp với bạn bè quốc tế tăng cao nhờ vào việc áp dụng các tiêu chuẩn của ISO. Từ đây, có thể thấy nhiệm vụ chính của tổ chức ISO là hoàn thiện và thúc đẩy doanh nghiệp, tạo ra xu hướng mở rộng kinh doanh, quy mô được nhiều nước trên thế giới biết đến. 

tiêu chuẩn ISO
Nhiệm vụ của ISO là gì?

2. Lợi ích khi tham gia ISO là gì?

Điều đầu tiên doanh nghiệp có thể nhận được khi tham gia ISO, cơ hội giới thiệu và quảng bá với tất cả các nước thành viên. Với hơn 160 quốc gia có trong tổ chức thì việc có hàng tỷ doanh nghiệp tham dự là điều hiển nhiên, cơ hội để doanh nghiệp của bạn mở rộng tìm kiếm đối tác trong và ngoài nước tốt và phù hợp nhất.

Doanh nghiệp có thể cung cấp ổn định những sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu về chất lượng sản phẩm của khách hàng, khi áp dụng áp dụng đúng các tiêu chuẩn mà ISO đề ra. Sự ổn định và chất lượng sản phẩm đảm bảo cùng với những lợi ích mà bạn mang đến cho khách hàng, mở ra cơ hội để khách hàng gắn bó, hợp tác lâu dài với doanh nghiệp của bạn.

Người lao động được làm việc trong môi trường an toàn lao động, đảm bảo vệ sinh nhờ vào các sản phẩm đạt được đúng với tiêu chuẩn chất lượng người tiêu dùng. Chính điều này làm cho mọi người lao động càng cố gắng làm việc, gắn bó dài lâu với doanh nghiệp và có trách nhiệm cao nhất với công việc.

Tổ chức cũng như doanh nghiệp sẽ có hệ thống nhân sự linh động và hoạt động chuyên nghiệp hơn khi tham gia ISO, nhờ đó mà giảm bớt được thời gian, chi phí phát sinh không cần thiết, giảm bớt đi những thủ tục dư thừa.

Với các quy trình ISO mang đến cho doanh nghiệp luồng khí mới có thể hoạt động xuyên suốt mà không bị gián đoạn, đồng thời giúp cải thiện chất lượng và số lượng sản phẩm. Thúc đẩy tạo nên năng lực hoạt động của doanh nghiệp ngày một tăng cao hơn. Vì vậy, đáp ứng được các yêu cầu mà các doanh nghiệp lớn hơn đề ra, xúc tiến hợp tác và phát triển lâu dài.

tiêu chuẩn ISO
Lợi ích khi tham gia ISO là gì?

3. Lý do doanh nghiệp nên tham gia ISO 9000

ISO 9000 là gì? ISO 9000 viết tắt của International Organization for Standardization 9000, hệ thống tiêu chuẩn quản lý về chất lượng. Từ năm 1995, tiêu chuẩn ISO 9000 được áp dụng tại Việt Nam. Hệ thống này đóng góp một phần không nhỏ trong việc thay đổi tư duy của các doanh nghiệp theo hướng tích cực và ngày một hoàn thiện hơn. 

Dựa trên mục ISO là gì và đứng dưới góc độ của người tiêu dùng thì điều họ quan tâm nhất là chất lượng sản phẩm, giá cả và sự tiện lợi mà doanh nghiệp cũng như sản phẩm mang lại. Lựa chọn ISO 9000 với các doanh nghiệp là vô cùng đúng đắn khi mà hệ thống tiêu chuẩn ISO 9000 thực hiện trên các tiêu chuẩn chất lượng. Giải quyết những vướng mắc của khách hàng thông qua quy trình ISO 9000 từ đó giúp cho năng lực nhân sự của bạn được nâng cao, định hướng tốt hơn. Đồng thời ISO 9000 còn mang đến cho doanh nghiệp sự phát triển vượt trội để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong môi trường quốc tế, với những khoản đầu tư và lợi nhuận ngày càng lớn.

Hiện nay, phần lớn khách hàng đều hướng đến những sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng tốt nhất. Do đó, ISO đang trở thành một xu hướng của người tiêu dùng, nếu không sớm hội nhập ISO 9000 doanh nghiệp của bạn có nguy cơ bị đào thải, dẫn tới phá sản rất nhanh chóng.

Được hình thành để quản lý các tiêu chuẩn chất lượng hệ thống ISO 9000 có 4 phiên bản: 9000, 9001, 9004, 9011. 

  • Tiêu chuẩn ISO 9000:2005 hệ thống quản lý chất lượng – cơ sở và từ vựng: mô tả hệ thống quản lý quy định và chất lượng các thuật ngữ, chứa đựng những ngôn ngữ thiết yếu cho bộ tiêu chuẩn của ISO 9000. 
  • Tiêu chuẩn ISO 9001:2008 hệ thống quản lý chất lượng – yêu cầu: trong bộ tiêu chuẩn 9000 thì đây được xem là tiêu chuẩn trung tâm quan trọng nhất. Có thể sử dụng cho bất kì doanh nghiệp, tổ chức với thiết kế, sản xuất, phát triển, phục vụ hoặc cung cấp cho bất kỳ một sản phẩm hay dịch vụ nào. Làm vừa lòng mọi khách hàng thông qua các sản phẩm và dịch vụ tốt nhất đồng thời thỏa mãn tất cả yêu cầu của khách hàng, từ đó đem đến số lượng yêu cầu mà tổ chức, doanh nghiệp cần phải hoàn thành. Quá trình thực hiện này được xem là đầy đủ đối với bên thứ ba nhằm trao bằng chứng nhận.
  • Tiêu chuẩn ISO 9004:2009 quản lý cho sự phát triển và thành công lâu dài của một tổ chức, doanh nghiệp – Một cách tiếp cận đến với quản lý chất lượng.
  • Tiêu chuẩn ISO 19011:2002 hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý môi trường và chất lượng: giúp hiểu rõ hơn cách đánh giá các hệ thống quản lý chất lượng.

4. Những điều cần biết về ISO 9001

Được công nhận trên toàn thế giới ISO 9001 là hệ thống đánh giá tiêu chuẩn về quản lý chất lượng sản phẩm. Chứng chỉ ISO 9001 sẽ được trao cho bất kỳ doanh nghiệp nào có sản phẩm đạt đủ những tiêu chuẩn cần mà ISO 9001 đề ra. Doanh nghiệp của bạn sẽ được chứng tỏ đã đáp ứng yêu cầu hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả cũng như đạt các tiêu chuẩn chung của quốc tế, khi mà doanh nghiệp đó nhận được chứng chỉ ISO 9001.

Tính đến nay có 5 phiên bản dành cho bộ tiêu chuẩn ISO 9001: 9001:1987, 9001:1994, 9001:2000, 9001:2008, 9001:2015

Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 phiên bản mới nhất được xem là bộ tiêu chuẩn hiệu quả và thực tế nhất, đáp ứng những biến đổi lớn của nền kinh tế thế giới, dễ dàng áp dụng trong thực tế hơn. Nhờ sử dụng những công nghệ mới, tiên tiến, đa dạng các hình thức trong kinh doanh và thương mại hóa toàn cầu.

Với quy trình rõ ràng, chiến lược với các bước: hoạch định, thực hiện, kiểm tra, và hành động. Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 áp dụng để điều chỉnh chất lượng hàng hóa, dịch vụ. Không quy định bất kỳ một công thức chung nào để quản lý chất lượng đối với hệ thống tiêu chuẩn mới này, mà doanh nghiệp sẽ căn cứ vào bối cảnh thực tế của mình để thực hiện các tiêu chuẩn.

Quá trình chuyển đổi hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 sang ISO 9001:2015 đang được các doanh nghiệp nước ta hướng tới sớm và nhanh nhất. Khi chứng chỉ ISO 9001:2008 hết hạn các doanh nghiệp Việt Nam buộc phải xây dựng quy trình nhanh chóng chuyển đổi sang tiêu chuẩn ISO 9001:2015. Theo đó, doanh nghiệp cần thực hiện và triển khai các hoạt động cụ thể nhằm đạt được chứng chỉ ISO 9001:2015.

tiêu chuẩn ISO
ISO 9000:2015 bao gồm tiêu chuẩn ISO là gì

5. Một vài tiêu chuẩn ISO khác

5.1. ISO 13485 là gì?

Xây dựng và kiểm soát chất lượng y tế mà cụ thể hơn cho ngành thiết bị y tế đó được xem là bộ tiêu chuẩn ISO 13485. Thông qua quá trình tham gia vào thiết kế, lắp đặt và sản xuất cũng như bảo dưỡng các thiết bị y tế, mà bộ tiêu chuẩn này được hình thành và sử dụng bởi các tổ chức và dịch vụ liên quan.

tiêu chuẩn ISO
ISO 13485 tiêu chuẩn ISO là gì

5.2. ISO 14001 là gì?

ISO 14001 (EMS) được viết rút gọn từ ISO 14001:2015 đây là tiêu chuẩn quốc tế thông qua các quy định cơ bản với hệ thống quản lý môi trường hiệu quả. 14001 là một phần nhỏ của tiêu chuẩn ISO 14000 về quản lý môi trường, 14001 dựa trên sự chứng nhận của các tổ chức để nhận định đây là tiêu chuẩn tự nguyện. Việc hoàn thành các mục tiêu của tổ chức, doanh nghiệp thông qua việc kết hợp tiêu chuẩn này với các tiêu chuẩn khác, mà phổ biến nhất là ISO 9001.

Một phần của hệ thống quản lý môi được sử dụng nhằm quản lý những khía cạnh khác của môi trường, thực hiện vấn đề tuân thủ và giải quyết các rủi ro, cơ hội. Từ đây, tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế đã định nghĩa hệ thống quản lý môi trường như vậy.

iso  14001
ISO 14001 tiêu chuẩn ISO là gì

5.3. ISO 20000 là gì?

Tiêu chuẩn hệ thống quản lý dịch vụ gọi tắt là ISO/IEC 20000-1:2011 (SMS). Đưa ra những yêu cầu đối với nhà cung cấp dịch vụ nhằm lên kế hoạch, thiết lập, triển khai, xem xét, vận hành, theo dõi, duy trì và cải thiện tình trạng SMS. Đáp ứng các yêu cầu dịch vụ đã thỏa thuận với các yêu cầu bao gồm chuyển tiếp, thiết kế, phân phối và cải tiến các dịch vụ.

iso 20000

ISO 20000 tiêu chuẩn ISO là gì

5.4. ISO 22000 là gì?

Tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm chính là bộ tiêu chuẩn ISO 22000. Phiên bản cập nhật ISO 22000:2018 yêu cầu và tìm ra những thứ mà một tổ chức, doanh nghiệp cần phải chứng minh. Đó là khả năng tầm soát các nguy cơ về an toàn thực phẩm nhằm hướng đến đảm bảo cung cấp được các sản phẩm an toàn hơn.

tiêu chuẩn ISO
ISO 22000 tiêu chuẩn ISO là gì

5.5. ISO 26000 là gì?

ISO 26000 được biết đến là tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội. Làm rõ hơn vấn đề trách nhiệm xã hội là gì, mang đến cho các doanh nghiệp cơ sở các nguyên tắc trở thành một hành động hiệu quả. Đồng thời, chia sẻ các phương pháp hay và ý nghĩa liên quan đến trách nhiệm xã hội, rộng hơn là quy mô toàn cầu. Mục tiêu của ISO 26000 bao gồm tất cả các tổ chức, doanh nghiệp không quan tâm đến kích thước, vị trí và hoạt động của họ như thế nào, bổ sung tối ưu cho câu hỏi ISO là gì.

tiêu chuẩn ISO
ISO 26000 tiêu chuẩn ISO là gì

Với những gì bài viết mang lại, hy vọng đã giúp bạn trả lời được ISO là gì cũng như những vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn ISO. Từ đó, bạn có thể lựa chọn được hướng đi thích hợp nhất cho doanh nghiệp của mình, nhằm hòa nhập với xu thế tiêu chuẩn hóa chất lượng ISO mà hầu người tiêu dùng đang quan tâm. 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây