Mục lục
Bún đậu mắm tôm được xem là một món ăn mang đậm hương vị Hà Nội. Là món ăn dân dã nhưng bún đậu mắm tôm rất chiều lòng dân bản địa của những thực khách đến Hà Nội. Vậy bún đậu mắm tôm mang hương vị như thế nào và cách làm ra sao ? Cùng tìm hiểu nhé
Bún đậu mắm tôm được xem là một món ăn mang đậm hương vị Hà Nội. Chỉ là món ăn dân dã nhưng bún đậu mắm tôm rất chiều lòng dân bản địa của như thực khách đến Hà Nội.
Sự kết hợp đặc trưng của đậu, chả cốm làng Vòng và đặc biệt mắm tôm chắc hẳn khi ai ăn một lần đều nhớ. Bạn thường đến các hàng quán đã được làm sẵn để thưởng thức. Tuy nhiên chúng ta vẫn có thể làm ngay tại nhà để thưởng thức cùng gia đình mình. Hãy cùng khám phá cách làm món ăn ngon theo hướng dẫn dưới đây nhé.

1. Nguyên liệu cần có cho món bún đậu mắm tôm:
- – Bún tươi: 500gr
- – Đậu hũ: 3 miếng
- – Chả cốm: 200gr
- – Thịt chân giò hoặc thịt ba chỉ: 300gr
- – Các loại rau ăn kèm: Rau kinh giới, dưa leo, tía tô và các loại rau thơm khác
- – Gia vị: mắm tôm,ớt, tỏi, đường, quất, muối, mì chính, dầu ăn và rượu trắng
Cách Sơ Chế:
- Cắt bún thành miếng vừa ăn và bày lên đĩa.
- Rửa sạch qua 2 miếng đậu, cắt miếng vuông vừa ăn.
- Rửa sạch thịt ba chỉ hoặc bắp giò thì cột chặt.
- Nhặt kỹ các loại rau thơm, rửa thật sạch rồi để ráo.
2. Hướng dẫn cách làm bún đậu mắm tôm
Bước 1: Chiên đậu hũ vàng giòn
Một trong các nguyên liệu chính khi làm bún đậu mắm tôm là đậu phụ. Đậu phụ sau khi sơ chế rửa qua nước lạnh và để ráo rồi xắt miếng vuông vừa ăn. Quan trọng phải để đậu thật ráo nước mới chiên vì khi còn nước dầu bị bắn mỡ và đậu sẽ bị dính.
Sau khi chảo đã thật nóng, hãy cho tầm 1 bát dầu thực vật vào trong chảo. Đun cho dầu nóng già rồi mới bắt đầu thả đậu vào chảo. Như thế, đậu phụ sẽ đảm bảo được vàng giòn và không bị dính. Đậu ngon sẽ góp phần ngon hơn trong món bún đậu mắm tôm.
Nếu khi chiên đậu bị dính vào chảo bạn có thể dùng một dụng cụ chiên để hớt đậu lên cho khỏi bị dính. Ngoài ra còn một mẹo khi rán sẽ không bị dính, dùng một quả trứng rán trước rồi sau đó rán đậu sẽ đảm bảo không bị dính. Hoặc có thêm cách hiệu quả khác nữa, hãy đổ nhiều dầu vào chảo, cho dầu ngập khoảng ¼ miếng đậu. Đun nóng dầu sau đó mới cho đậu vào, đảm bảo đậu láng đều mỡ ở các mặt. Khi thấy đậu hơi vàng nhẹ và chuẩn bị vớt, nên bật lửa lớn lên khoảng tầm 10 giây rồi mới vớt đậu vàng ra. Nhớ canh để đậu vàng giòn không bị cháy xém mất vị ngon. Chiên đậu ở lửa vừa phải để đậu vàng giòn không cháy xém nhé.
Khi chiên đậu phụ, nếu muốn đậu thật vàng giòn không bị nát thì phải vệ sinh chảo thật sạch. Nếu có thể thì nên dùng một cái chảo chuyên rán để rán đậu là tốt nhất. Đã hoàn thành được một trong các nguyên liệu chính làm bún đậu mắm tôm rồi, tiếp tục với bước 2 nào.

Bước 2: Luộc thịt chân giò bó hoặc thịt ba chỉ
Làm món bún đậu mắm tôm thì không thể nào thiếu thịt. Yếu tố quyết định thịt có ngon hay không là chất lượng thịt. Sau khi mua thịt chân giò hoặc thịt ba chỉ về rửa sạch, chân giò lọc thật cẩn thận để thịt không bị lìa khỏi da. Nếu là thịt chân giò bạn dùng dây cuộn tròn thịt vào bên trong lớp da theo chiều dài. Dùng dây lạt bó chặt từ đầu này đến đầu kia. Bạn nên luộc thịt sơ qua nước sôi khoảng tầm 2 phút. Sau đó đổ nước này đi, rửa lại thịt thật sạch. Dùng một nồi nước khác cho thịt vào luộc cùng một ít muối, nên dùng nước lạnh để luộc thịt và nước phải ngập thịt.
Khi nước sôi thì bạn vặn nhỏ lửa để thịt ba chỉ hoặc chân giò chín từ từ, từ ngoài vào trong. Tùy theo chân giò to hay nhỏ mà luộc khoảng 20 đến 25 phút. Nhớ là nên đun nhỏ lửa thì thịt mới chín đều và ngon được.
Sau khi thịt chín lấy ra cho vào âu nước đá lạnh chờ cho thịt nguội rồi cắt miếng mỏng vừa ăn..
Khi bó chặt chân giò là để giúp các khối thịt kết dính với nhau thành một khoanh tròn đẹp mắt. Khi để thật nguội mới thái, nếu luộc xong thái được những miếng thịt tròn không bị vụn nát là thành công rồi.

Bước 3: Làm chả cốm
Chả cốm vừa là món đặc trưng của Hà Nội, vừa là một trong các nguyên liệu chính trong món bún đậu mắm tôm. Với các làm cực kỳ đơn giản, bạn có thể làm chả cốm ngay tại nhà.
Nguyên liệu:
- – Thịt lợn vay xay nhỏ: 750 gr
- – Cốm xanh: 450 đến 500 gr
- – Hành khô: 3 củ băm nhỏ
- – Nước mắm, bột ngọt, dầu hào, tiêu
- – Dầu hạt điều: 1 thìa
Trước tiên lấy khoảng 1/3 thịt đem ướp với 1 muỗng nước mắm, 1 thìa cafe bột ngọt rồi đem xay thật nhuyễn như giò sống. Có thể thay thế thịt này bằng giò sống nhưng nếu mình tự làm bằng thịt sẽ đảm bảo cho thành phẩm chất lượng và dẻo hơn.Phần thịt còn lại chúng ta ướp với hành khô, 1 thìa nước mắm, 1 thìa dầu hào, 2 thìa cafe bột ngọt, hạt tiêu trong khoảng 15 phút.Cốm xanh cho vào một cái tô rồi xả nước lạnh và để khoảng tầm 2 phút cho cốm nở.
Trộn tất cả các nguyên liệu trên lại với nhau. Sau đó rửa sạch tay, xoa một ít dầu vào trong lòng bàn tay rồi bắt đầu viên thịt. Chúng ta viên thịt thành những viên dẹt đường kính khoảng tầm 3 đến 4 cm. Tiếp theo cho những viên thịt đã viên vào nồi hấp cách thuỷ khoảng tầm 5 phút kể từ khi nước sôi. Có thể cho một ít lá sen cắt nhỏ vào nồi nước hấp hoặc là lót dưới đáy xửng hấp để chả cốm được thơm hơn. Nếu không có lá sen thì bạn hãy thoa một chút dầu ăn ở dưới đáy xửng hấp trước khi cho thịt viên vào hấp. Đặt các viên thịt cách xa để không bị dính vào nhau nhé. Thịt sau khi hấp xong gắp ra để cho nguội bớt rồi đem chiên.

Cho dầu ăn thực vật vào chảo đun nóng, sau đó cho hạt điều đỏ vào đảo nhẹ để hạt điều phơi màu rồi tắt bếp. Lọc bỏ hạt điều và giữ phần dầu dùng để chiên chả.
Đun nóng phần dầu điều vừa rồi, đợi đến khi thật nóng cho lần lượt từng viên chả chiên vừa lửa đến khi thịt có màu vàng giòn. Thành phẩm là chả cốm phần vỏ bên ngoài giòn rụm, còn bên trong dẻo thơm dậy mùi cốm. Bạn không nên dùng loại thịt nhiều nạc quá sẽ làm chả bị cứng, khô và không dẻo. Độ giòn của chả cốm phụ thuộc nhiều vào tỷ lệ cốm: nhiều cốm thì thành phẩm sẽ giòn, nếu muốn cốm mềm hơn thì giảm bớt tỷ lệ cốm.
Bước 4: Sơ chế các loại rau ăn kèm
Dưa leo rửa sạch và gọt vỏ rồi thái miếng vừa ăn. Các loại rau thơm bạn có thể chọn rau ăn cùng như: tía tô,rau húng, kinh giới, xà lách, rau quế, diếp cá,… Các loại rau thơm này bạn nên nhặt lá bỏ cành, lá già, dập úa rồi rửa sạch, ngâm nước muối khoảng 30 phút sau đó vớt ra rổ, vẩy khô nước. Khi ăn bún đậu mắm tôm kèm các loại rau thơm này sẽ gia tăng thêm hương vị giúp thưởng thức món bún đậu ngon hơn.
Bước 5: Pha mắm tôm
Chuẩn bị tắc rửa sạch khoảng 3 quả bổ đôi, vắt lấy nước cốt và bỏ hạt, ớt xắt miếng nhỏ và tỏi băm thật nhỏ. Sau đó pha mắm tôm, cho 1 muỗng mắm tôm vào bát, thêm 1,5 muỗng đường, một ít mì chính, thêm nước cốt tắc ở trên với 1 muỗng rượu trắng và 1 muỗng dầu ăn khi nảy rán đậu còn. Dùng đũa đánh nhẹ cho hỗn hợp này sủi bọt, nếm vừa ăn rồi thì cho phần ớt xắt và tỏi băm vào đảo đều là được. Mắm tôm cũng là một trong những nguyên liệu chính làm nên hương vị món ngon nghiền. Nó cũng quyết định độ ngon hay không của món này, nên bạn hãy chọn mắm tôm loại ngon, đậm đà để món bún đậu mắm tôm được hoàn hảo hơn nhé.

Bước 6: Hoàn thành thành phẩm món bún đậu mắm tôm
Bày tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị ở trên như: bún, đậu hũ, thịt chân giò hoặc thịt ba chỉ, chả cốm dưa leo, các loại rau thơm trên mẹt hoặc dĩa, trang trí đẹp mắt để món ăn được hấp dẫn hơn. Ngoài ra nếu bạn có thời gian làm thêm các món nem rán, lòng heo hoặc dồi sụn chiên,… cũng rất ngon.
Với sự kết hợp hoàn hảo giữa vị thanh mát của các loại rau thơm, đậu hũ giòn dai, chả cốm hương vị miền Bắc, vị ngọt của thịt và đặc biệt nhất là hương thơm của mắm tôm không thể nào quên được.
3. Một số lưu ý khi chế biến bún đậu mắm tôm:
- Nếu mua thịt ba chỉ, nên chọn miếng thịt heo có 3 chỉ rõ ràng và không nên bị nhão quá.
- Phải để đậu hủ thật ráo nước rồi mới chiên, như vậy dầu sẽ không bị bắn lên người nguy hiểm.
- Pha mắm tôm thường không có công thức mặc định nhưng khi pha mắm tôm thì 2 nguyên liệu quan trọng nhất giúp mắm tôm tròn vị hơn là nước cốt chanh và đường. Bạn nên gia giảm số lượng sao cho khẩu vị vừa ăn của mình là được.
- Vì mắm tôm sẽ rất có mùi nên sau khi dùng xong món bún đậu mắm tôm, chuẩn bị một ít viên kẹo singum để ăn cho thơm miệng hoặc súc miệng sạch để thật “thơm tho” hơn trong khi giao tiếp nhé.
- Mắm tôm có mùi vị đặc trưng riêng, nên có một số bạn không nghe được mùi này vì nó quá nồng. Bạn có thể giảm bớt mùi nồng, khi pha mắm tôm bạn có thể pha thêm một ít rượu để giúp mắm tôm bớt đi mùi nồng hơn.

Bún đậu mắm tôm là món ăn ngon dân dã và đặc trưng của miền Bắc. Nhưng ngày nay món ăn này đã được rất nhiều người biết đến và có thể tự chế biến tại nhà. Nếu không có thời gian ra hàng quán, bạn có thể tự tay chuẩn bị món ăn này để thưởng thức cùng gia đình tại nhà. Chúc bạn sẽ làm thành công món bún đậu mắm tôm tại nhà theo hướng dẫn trên nhé.