Mục lục
Hộ chiếu luôn được nhắc đến mỗi khi có người nào đó đi du lịch ra nước ngoài. Nhưng nó là gì, mang đặc điểm như thế nào và có bao nhiêu loại? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp tới bạn đọc những thông tin cần thiết để bạn hiểu rõ hơn về loại giấy tờ này.
Loại giấy tờ này trước đây còn được gọi là “sổ thông hành” ở Miền Nam Việt Nam cũng vì nó có liên quan đến nhận dạng cá nhân và quốc tịch, đảm bảo cho bạn thông hành được đến quốc gia khác.
1. Hộ chiếu là gì?
Hộ chiếu (hay còn gọi là Passport) chính là một loại giấy tờ tùy thân để xuất nhập cảnh. Trong giấy tờ đó có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về đặc điểm cá nhân, quốc tịch của người được cấp chính là bạn.
2. Những thông tin chính bên trong

Giới thiệu hộ chiếu
Bao gồm các thành phần sau:
- Số hộ chiếu
- Ảnh người làm
- Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính
- Số chứng minh thư nhân dân/ căn cước công dân
- Nơi sinh
- Cơ quan cấp, nơi cấp
- Thời hạn sử dụng
- Tên và thông tin trẻ em ghép chung hộ chiếu
3. Phân loại
Hiện nay ở Việt Nam có tất cả 3 loại chủ yếu như sau: Hộ chiếu phổ thông dành cho đa số người, hộ chiếu công vụ và loại ngoại giao dành cho người làm nhà nước theo phân công nhiệm vụ của Chính phủ.
3.1. Hộ chiếu Phổ Thông (tên tiếng Anh là Popular Passport)
Đây chính là loại hộ chiếu quốc gia, là tài sản của nước CHXHCN Việt Nam được cấp cho công dân có quốc tịch Việt Nam. Hộ chiếu phổ thông được sử dụng để xuất cảnh và nhập cảnh Việt Nam cùng các nước khác, và nó cũng được sử dụng thay thế chứng minh nhân dân.
Hộ chiếu này được cấp cho công dân từ 14 tuổi trở lên thì thời hạn không quá 10 năm tính từ ngày cấp và không được gia hạn thêm. Nếu cấp cho trẻ em dưới 14 tuổi thì thời hạn không quá 05 năm, tính từ ngày cấp và không được gia hạn thêm. Trường hợp bổ sung trẻ em dưới 9 tuổi vào chính hộ chiếu đã cấp của cha hoặc mẹ thì thời hạn của cha hoặc mẹ được điều chỉnh có giá trị không quá 5 năm tính từ ngày bổ sung thêm trẻ em đó.
Để có giấy tờ này, mỗi cá nhân phải nộp hồ sơ đề nghị cấp và nhận kết quả tại Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh công an tỉnh hoặc thành phố.
Có thể bạn quan tâm: Những Tip Hiệu Quả Giúp Bạn Tiết Kiệm Tiền Nhanh Chóng
3.2. Công Vụ (Official Passport)
Đây là loại được cấp tại Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao và Sở Ngoại vụ cho các quan chức chính phủ đi đến nước ngoài do công vụ của nhà nước. Nó có giá trị trong vòng 05 năm kể từ ngày cấp và người đó được quyền đến tất cả các nước. Người cầm hộ chiếu này có quyền ưu tiên đi qua các cổng đặc biệt khi nhập cảnh và được ưu tiên miễn visa nhập cảnh theo những quy định của các nước đến.
3.3. Hộ Chiếu Ngoại Giao (tên tiếng Anh: Diplomatic Passport)
Đâu là loại được cấp tại Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao và Sở Ngoại vụ cho các quan chức ngoại giao của chính phủ đi ra nước ngoài công tác. Những người được cấp passport ngoại giao thường là người giữ chức vụ cao trong hệ thống cơ quan của nhà nước ví dụ như: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Bộ trưởng hay thứ Trưởng của Bộ Tài Chính, Bộ Nội Vụ, Bộ Công An và Bộ Tư Pháp,…

Phân loại passport
Nó có giá trị trong vòng 05 năm kể từ ngày cấp, người được cấp được quyền đến tất cả các nước và có quyền ưu tiên qua các cổng ưu tiên đặc biệt khi nhập cảnh, và được ưu tiên miễn visa nhập cảnh theo quy định của các nước đến.
4. Kết
Phía trên là tổng quát sơ lược hộ chiếu là gì, các đặc điểm và phân loại nhằm giúp bạn hiểu hơn về loại giấy tờ đặc biệt dùng để thông hành này