Mục lục
Hiện nay tôm hùm đất bị cấm nuôi và kinh doanh ở Việt Nam, do vi phạm về đa dạng sinh học thủy sản. Dù vậy, đây vẫn là loại hải sản cao cấp đang rất được ưa chuộng. Vậy ăn tôm hùm đất ăn thế nào thì tốt? Cùng theo dõi bài viết sau đây nhé.
1. Đặc điểm của tôm hùm đất
1.1. Đặc điểm chung
Tôm hùm đất (Crawfish) còn được gọi là tôm nước ngọt hay tôm đỏ. Chúng xuất xứ từ Bắc Mỹ và phân bố tự nhiên trên khắp các châu lục với hơn 300 loài. Đa số loài tôm này thường sống ở vùng ôn đới, trong môi trường nước ngọt ấm như cua, cáy.
Đặc tính loài này sinh sôi rất nhanh và chịu được thời tiết khô hạn. Đặc điểm này không giống như những loại tôm hùm thông thường. Tôm này thường xuất hiện chủ yếu ở vùng cây cỏ ven sông hồ. Chúng cũng có thể sống trên cạn và đào hang để sinh sản như các loài động vật khác. Với đôi càng to khỏe, chúng có thể ăn các loại cá nhỏ, búp cây non, cắt ngang thân lúa. Đây còn là nguyên nhân khiến đầm nuôi tôm bị lây lan virus đốm trắng.
Vì thế các chuyên gia của Việt Nam lo ngại nguy cơ phá hoại hệ sinh thái thủy sản, phá hoại mùa màng của loài tôm hùm đất là hoàn toàn đúng.

1.2. Hình dáng tôm hùm đất
Tôm thường có màu nâu đỏ hay xanh sẫm. Bình quân một con dài khoảng 35cm, nặng khoảng 50 – 300g. Vòng đời của nó thường kéo dài trong 5 năm. Cấu tạo chúng gồm ba phần chính như sau:
– Tôm hùm đất có phần đầu ngực được 1 lớp vỏ cứng bao phủ toàn bộ. Đôi mắt kép giúp chúng quan sát tốt, trừ một số loài bị mù do sống trong hang tối. Ở phần đầu tôm còn có 2 cái càng to bự nữa. Hai cặp hàm cùng ba cặp chân ở hàm của chúng dùng để đưa thức ăn vào miệng. Năm cặp chân bọc giáp có khớp rất khỏe ở phần đầu ngực có tác dụng di chuyển và đào hang.
– Phần bụng có 6 đốt: Khi bị kẻ thù đe dọa, tôm hùm đất xuất hiện phản ứng tự vệ bơi giật lùi về phía sau thật nhanh bằng cách búng mạnh gai đuôi ở cuối phần bụng. Khác với nhiều loại tôm thông thường, chúng có cấu tạo phần bụng nhỏ và ngắn. Phần chân bơi thoái hóa và thích nghi với tập quán bò ở dưới nước.
– Phần đuôi của chúng có hình cánh quạt, chia thành 5 phần xòe rộng trông như một chiếc xẻng nhỏ. Điều này giúp chúng giữ thăng bằng tốt.
1.3. Cơ chế sinh sản tự nhiên của tôm hùm đất
Tôm hùm đất sinh sản tự nhiên trong ao. Mùa sinh sản thường bắt đầu từ khoảng tháng 9 đến hết tháng 10 trong 1 năm. Suốt quá trình này tỷ lệ thả con đực/cái là 3/1. Khi chú tôm hùm cái mang đầy trứng đã thụ tinh, gặp nhiệt độ nước thấp, chúng sẽ trú ngụ đào hang trong ao, chờ đến khi nhiệt độ tăng cao thường vào mùa xuân năm sau.
2. Cách nuôi tôm hùm đất
Với đặc tính sống khỏe, cơ chế sinh sôi nhanh đến mức không thể tiêu diệt. Chúng đang trở thành giải pháp an ninh lương thực cho người dân Trung Quốc suốt thời gian qua. Loài tôm này thường sống dưới nước và ẩn mình bên cạnh các tảng đá, thực vật thủy sinh, khúc gỗ mục hay bùn cát. Một số loài vừa sống trong hang vừa kiếm ăn ở vùng nước thoáng. Nhiều giống tôm hùm đất sống chủ yếu dưới nước. Loài tôm này chỉ đào hang khi mang thai, khi thời tiết lạnh hoặc tránh các loài thiên địch.
Nhu cầu ngày càng gia tăng của con người dẫn đến lượng tôm sinh sản tự nhiên không đủ để đáp ứng. Vì vậy phương pháp sinh sản nhân tạo cũng được con người phát triển mạnh mẽ hơn 15 năm qua. Những công ty kinh doanh giống tôm hùm đất thương phẩm có thể sản xuất và cung cấp giống chất lượng tốt cỡ 5g/PL.
Tôm hùm đất được nuôi bằng các phương pháp sau:
2.1. Nuôi ghép tôm với cà ra
Đây là một mô hình nuôi tôm đạt hiệu quả kinh tế cao. Chúng được nuôi ghép với cà ra – một loại cua lông nước ngọt ở Trung Quốc. Sản lượng trung bình của tôm và cà ra vào khoảng 100 – 200kg/mu (tức 1.500 – 3.000kg/ha). Một số nhà nuôi tôm ứng dụng công nghệ tiên tiến có thể đạt sản lượng tôm trên 200kg/mu (tức hơn 3.000kg/ha). Rong lá liễu có vai trò rất quan trọng trong việc nuôi tôm. Vì nó ngăn chặn thiên địch thời điểm tôm lột xác vừa là nơi trú ngụ cho tôm. Cả tôm hùm đất và cà ra đều là món đặc sản rất được ưa chuộng của mọi người dân.
2.2. Nuôi đơn tôm trong ao
Phương pháp này đem lại năng suất cao hơn, sản lượng bình quân của tôm hùm đất đạt 100 – 200 kg/mu (từ 1.500 – 3.000 kg/ha).
Trong hệ thống này, thì rong lá liễu thường chiếm 60 – 70% diện tích ao. Nếu rong quá ít sẽ ảnh hưởng đến sản lượng tôm. Người nuôi tôm thường kiểm soát mật độ rong suốt cả quá trình. Bởi vì rong quá nhiều sẽ làm thực vật thủy sinh phát triển ảnh hưởng đến chất lượng nước của ao.

2.3. Công nghệ thức ăn
Tôm hùm đất có tập tính ăn rất đặc biệt so với các loại khác. Ấu trùng tôm thường ăn các sinh vật phù du trong nước. Sau giai đoạn lột xác tôm phát triển dài khoảng 1,5 – 2cm thì có thể ăn thức ăn công nghiệp. Yêu cầu sự ổn định trong nước của thức ăn tối thiểu là ba giờ. Thức ăn ép đùn với độ ổn định trong nước cao hơn và ít mạt nên sẽ thích hợp hơn. Tuy vậy viên nén chìm 100% cũng là loại thức ăn đạt tiêu chuẩn cơ bản tốt. Ngoài việc đảm bảo cân bằng dinh dưỡng, thì độ ngon của thức ăn cũng kích thích nhu cầu ăn của chúng. Vì vậy, điều này rất được các nhà sản xuất lưu tâm.
Các nhà máy chuyên sản xuất thức ăn ép đùn và viên nén pellet cho tôm với nhiều mức giá khác nhau, tương ứng với chất lượng thức ăn chênh lệch sẽ cho sản lượng tôm khác nhau. Thức ăn công nghiệp dùng để nuôi chúng hiện nay là loại thức ăn chìm hoặc ép đùn. Chúng chứa 26 – 32% protein thô, giá dao động khoảng 714 – 1.032USD/tấn. Viên nén pellet có giá rẻ hơn khoảng 635 – 952USD/tấn.
Như đã nói, thành phần và chất lượng thức ăn có tác dụng đẩy nhanh giai đoạn lột xác thành công và tăng trưởng tốt của chúng. Ngược lại nếu thức ăn không hấp dẫn và đủ chất lượng, sự lột xác kém sẽ kéo theo tỷ lệ tử vong cao đồng nghĩa với sản lượng tôm thấp.
3. Giá trị dinh dưỡng của tôm hùm đất với sức khỏe con người
Tôm hùm đất không chịu được nguồn nước ô nhiễm nên chúng thường sống ở vùng nước sạch. Thịt và gạch của chúng có vị ngọt và béo, khác biệt những loại hải sản khác. Tuy chỉ chiếm 15% trọng lượng nhưng giá trị dinh dưỡng của phần thịt chúng rất cao. Thịt tôm giàu chất đạm cùng nhiều dưỡng chất khác tốt cho sức khỏe như sau:

3.1. Giá trị dinh dưỡng và lợi ích của tôm hùm đất với sức khỏe
– Giống như các loại hải sản khác, chúng là nguồn cung cấp protein ít béo. Ngoài ra, thị tôm còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Mỗi cân chứa 14g protein, 70 calo, 115mg cholesterol và nhiều dưỡng chất khác như carbohydrate, B6, B12,… Vì vậy, ăn đúng cách sẽ giúp bạn bổ sung dưỡng chất cho hệ thần kinh, cho da, gan, tóc và có 1 đôi mắt sáng hơn. Ngoài ra trong thịt tôm có nguồn phosphorus, magie và kẽm dồi dào giúp xương và răng chắc khỏe. Các chất hỗ trợ hoạt động của cơ bắp và dây thần kinh, tăng cường chức năng miễn dịch và giúp vết thương mau lành lại.
– Ăn tôm hùm đất có công dụng kiềm hãm và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch nhờ Omega-3 trong thịt. Tinh túy của chúng nằm ở phần thịt thân trắng, dai và phần gạch đỏ béo bùi hơn nhiều loại hải sản khác. Hàm lượng canxi, protein, vitamin dồi dào còn hỗ trợ phòng ngừa các tim mạch, cao huyết áp, tăng cường sinh lực cho nam giới.
– Ăn tôm hùm đất có tác dụng nuôi dưỡng não bộ nhờ chứa nhiều Choline và vitamin B12 (Cobalamin) – hai chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của não bộ. Choline hỗ trợ sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh còn B12 giúp duy trì myelin – chất bao phủ các dây thần kinh và hỗ trợ truyền thần kinh. Ngoài ra, Choline cũng duy trì sức khỏe của màng tế bào và B12 sẽ thúc đẩy chức năng tế bào hồng cầu. Nếu thiếu hụt vitamin B12 cơ thể sẽ trở nên mệt mỏi, yếu ớt, chóng mặt, tình trạng nặng có thể gây mất trí nhớ và tổn hại thần kinh.
– Selen có công dụng ức chế tế bào ung thư phát triển và đào thải kim loại nặng ra ngoài cơ thể. Trong 100g thịt tôm hùm đất cung cấp hơn 1/3 lượng selen cho cơ thể mỗi ngày. Ngoài ra, chất béo có trong chúng là chất béo không bão hòa. Bên cạnh đó, hàm lượng cholesterol và carbohydrate thấp hơn nhiều so với loại thực phẩm khác nên rất phù hợp cho chế độ ăn kiêng.
3.2. Ăn tôm hùm như thế nào thì tốt?
Trung bình 1 người bình thường có mức cholesterol bình thường và không có tiền sử bệnh tim, được khuyến cáo chỉ nạp tối đa 300mg cholesterol mỗi ngày. Những người mắc bệnh tim mạch và tiểu đường thì không được ăn hơn 200mg cholesterol 1 ngày. Chính vì vậy, bạn cần kiểm soát và ăn với lượng vừa phải (204gram tôm hùm đối với người bình thường và 137 gram tôm hùm đối với người mắc bệnh) để không bị phản tác dụng nhé.
– Đồng thời, khi ăn tôm bạn nên bổ sung thêm rau xanh. Việc này là để chất xơ trong rau sẽ giúp bão hòa cholesterol chứa trong tôm. Bên cạnh đó, chúng còn giúp cân bằng dưỡng chất cho cơ thể.
– Một vài lưu ý khác khi ăn tôm hùm đất là bạn không nên cố ăn khi đang bị ho. Bên cạnh đó, bạn không nên ăn vỏ để tránh bị mắc cổ và không ăn sống hoặc tái để không mắc các bệnh về đường tiêu hóa.
Nói tóm lại, tôm hùm đất là một loại hải sản đắt đỏ nhưng có giá trị dinh dưỡng cao và mang lại nhiều ích lợi với sức khỏe con người. Tuy nhiên, để không gây phản tác dụng cho cơ thể, bạn cần ăn tôm hùm đúng cách và vừa đủ thôi nhé! Với những chia sẻ trên đây, hy vọng các bạn đã phần nào hiểu hơn về loài tôm này và những điều cần biết.