Mục lục
Trung Quốc luôn quyết tâm xây dựng nên đập Tam Hiệp để chặn sông nhằm thỏa mãn khát vọng chế ngự thiên nhiên, bất chấp hậu quả. Cơn ác mộng của loài người nay đang đứng trước bờ vực kinh hãi, có thể vỡ bất cứ lúc nào. Bạn đã biết gì về đập Tam Hiệp này chưa?
1. Đập Tam Hiệp – Con đập của những cái “nhất”
Khi đến Trung Quốc, bạn sẽ được một chuyến xe buýt đưa đi khoảng 40km từ thành phố Nghi Xương, qua các trạm kiểm soát quân sự để đến tham quan đập Tam Hiệp. Trên sách hướng dẫn liệt kê một cách đầy tự hào về những cái nhất mà con đập này nắm giữ. Trong đó, có những số liệu đối với chúng ta là vô nghĩa, nhưng lại rất có ý nghĩa với những ai đam mê kỹ thuật trị thủy. Đó chính là “nơi có mật độ đổ bê tông dày đặc nhất”, “đập tràn có khả năng xả lũ lớn nhất”, “âu tàu trên đất liền có độ nâng cao nhất”,…

Trên đó cũng có ghi với du khách về việc đảm bảo tuyệt đối không có trường hợp phản đối xây đập, hay là phải di dời dân hoặc những tác động tiêu cực đến hệ sinh thái,.. Họ nói rằng tất cả những thứ đó đều đã được kiểm soát tốt rồi, không phải lo. Và rồi bạn sẽ nhận ra rằng, việc kiểm soát dòng nước ấy đã trở thành thứ trọng tâm được chú ý tại Trung Quốc hàng thiên niên kỷ qua rồi.
2. Đập Tam Hiệp – Khát vọng chế ngự thiên nhiên
Những con đập khổng lồ như đập Tam Hiệp sẽ cung cấp một nguồn năng lượng đáng kể cho Trung Quốc thông qua các nhà máy thủy điện. Và qua đó, cũng là một phần cải thiện ô nhiễm đáng kể từ các nhà máy nhiệt điện. Có thể bạn chưa biết, đập Tam Hiệp được lắp đặt hệ thống sản xuất điện cao gấp 10 lần những nhà máy điện hạt nhân ở Đại Á Loan thuộc Quảng Đông. Thậm chí họ còn đang có thêm nhiều kế hoạch xây dựng đập ở tại các con sông khác tại Trung Quốc. Tất cả những dự án này đều gây phẫn nộ và tranh cãi cực kỳ lớn tại tất cả mọi nơi trên thế giới.
Các dòng sông của Trung Quốc đều đang trong tình trạng ô nhiễm mức báo động. Chúng đang ngày càng bị tàn phá nặng nề hơn, bị khai thác quá mức, bị sạt lở và tác động từ nhiều yếu tố khác. Và đây cũng là nguyên nhân của nhiều cuộc biểu tình nổ ra ở Trung Quốc. Thậm chí có nhiều cuộc biểu tình dẫn đến phẫn nộ trở thành bạo lực. Thế nhưng thay vì suy xét lại mức độ quan trọng của vấn đề này, Thủ tướng Trung Quốc lại phê chuẩn cho việc xây dựng đập Tam Hiệp như một cuộc biểu dương chính trị, kinh tế và công nghệ của đất nước mình.

3. Đập Tam Hiệp – Nỗi buồn của Trung Hoa
Mặc dù được xem là một sự kỳ vĩ của nhân loại, tuy nhiên đập Tam Hiệp lại là nỗi ám ảnh của Trung Hoa. Con đập sẽ giữ phù sa lại, không để nó cuốn theo dòng nước xuống phía hạ nguồn. Đây chính là nguồn cơn khiến cho đáy sông bị đầy lên, tràn ra những vùng đồng bằng kế bên. Họ tin rằng nhờ vậy mà chẳng còn sắc vàng nữa, họ tin rằng “Hiền nhân hiển minh, dòng chảy trong xanh”. Điều vô lý ấy lại được tin đến sái cổ. Phù sa đọng lại ở vị trí tường đập với một tốc độ báo động. Và đến năm 1962, sức chứa của hồ chứa Tam Môn Hiệp chỉ còn phân nửa mà thôi.

Công tác bảo vệ đập Tam Hiệp trở nên vô cùng lơi lỏng. Mặc cho hệ thống bên trong nhà máy cũ kỹ đang gầm gừ vận hành, người dân vẫn được tự do đi lại tham quan chỉ cần trả tiền là đủ. Nhìn những người nhân công uể oải, cùng những dòng chữ khẩu hiệu cũ kỹ khiến lòng người không khỏi hoang mang tột độ.
Từ đó mới thấy được đập Tam Hiệp thật sự là một nỗi ám ảnh khủng khiếp của nhân loại. Chúng ta sẽ chẳng biết được tai họa thật sự ập đến lúc nào. Mà nếu có việc ấy xảy ra thì khắc phục nó bằng cách nào khi chúng ta chỉ là những con người nhỏ bé, chẳng thể nào chống lại được mẹ thiên nhiên tàn khốc. Hy vọng thông qua bài viết này, chúng ta đã hiểu hơn về đập Tam Hiệp, một dự án đầy tham vọng của Trung Quốc và đằng sau đó là những điều chưa thể nói hết.