Mục lục
Cực quang là một màn trình diễn ánh sáng siêu kỳ ảo hoàn toàn từ thiên nhiên trên bầu trời đêm ở hai bán cầu. Xuất hiện với nhiều màu sắc – mặc dù màu xanh lá cây nhạt và màu hồng phổ biến nhất. Vậy cực quang là gì? Nguyên nhân và những nơi nào có thể chiêm ngưỡng?
1. Cực quang là gì?
Nếu đã từng ở gần Bắc Cực hoặc Nam Cực, hoặc xem truyền hình, có thể bạn đã được thấy những món quà sắc màu đến từ thiên nhiên – cực quang. Cực quang là một hiện tượng tự nhiên được trên bầu trời. Đó là một bức tranh ánh sáng chuyển động nhẹ nhàng và thay đổi hình dạng như những tấm rèm bị gió lay nhẹ. Chúng đặc trưng bởi sự hiển thị của ánh sáng có màu tự nhiên (như xanh lục, đỏ, vàng hoặc trắng) và là những màn trình diễn tuyệt vời, đặc biệt là ở các vùng có vĩ độ cao (Bắc Cực và Nam Cực).

Cực quang được phân ra thành 2 loại là loại là cực quang khuếch tán và rời rạc. Cực quang khuếch tán là một ánh sáng kỳ diệu trên bầu trời có thể không nhìn thấy bằng mắt thường ngay cả trong đêm tối và xác định phạm vi của vùng cực quang (khu vực có thể nhìn thấy). Trong khi đó, cực quang rời rạc là các điểm được xác định rõ ràng bên trong cực quang khuếch tán và có sự khác nhau về độ sáng.
Nếu bạn ở gần Bắc Cực, nó được gọi là cực quang borealis hoặc Bắc cực quang. Nếu bạn ở gần Nam Cực, nó được gọi là cực quang australis hoặc Nam cực quang.
1.1. Phía Bắc
Cực quang borealis được Pierre Gassendi đặt tên vào năm 1621 theo tên nữ thần bình minh của La Mã, là Aurora, và tên Hy Lạp của gió bắc, Boreas. Các ánh sáng huyền ảo này đã luôn được đặt nhiều tên khác trong suốt chiều dài lịch sử: người Cree gọi hiện tượng này là “Vũ điệu của các Tinh linh”. Còn ở Châu Âu vào thời Trung cổ, hiện tượng này thường được cho là dấu hiệu của Chúa.
Bắc cực quang thường xuất hiện nhiều nhất vào gần điểm đông phân – khi đêm tối diễn ra dài. Ở Phần Lan, chúng được gọi là revontulet (cáo lửa) dịch theo nghĩa đen là đám cháy của cáo. Nó là một phần câu chuyện dân gian của Phần Lan: những ngọn đèn được tạo ra bởi một con cáo ma thuật quét đuôi của mình trên tuyết và phóng tia lửa lên bầu trời.
1.2. Phía Nam
Cực quang australis hay Nam cực quang có các đặc điểm gần như giống hệt Bắc cực quang. Nó có thể nhìn thấy từ các vĩ độ cao phía nam ở Nam Cực, Nam Mỹ, New Zealand và Úc.
2. Nguyên nhân
2.1. Gây ra
Mặc dù bạn biết chúng được nhìn thấy rõ nhất vào ban đêm, nhưng nguyên nhân thực sự là do Mặt trời gây ra.
Mặt trời đã chuyển đến Trái Đất cho chúng ta nhiều thứ hơn là nhiệt độ và ánh sáng. Nó còn gửi nhiều năng lượng khác và các hạt nhỏ. Từ trường xung quanh Trái đất có nhiệm vụ bảo vệ chúng ta khỏi hầu hết các năng lượng và các hạt. Vậy nên chúng ta không nhận thấy chúng.
Nhưng không phải lúc nào Mặt trời cũng gửi cùng một lượng năng lượng hay hạt đó. Có lúc gió mặt trời thổi liên tục và cũng có lúc xuất hiện bão mặt trời. Trong một loại bão Mặt trời còn gọi là CME (coronal mass ejections – giải phóng lượng vật chất cực quang), Mặt trời tạo ra một bong bóng khí điện khổng lồ có thể di chuyển trong không gian với một tốc độ rất cao.
Khi một cơn bão mặt trời tiến về phía Trái đất, một số năng lượng và các hạt nhỏ nó đem theo có thể truyền theo đường sức từ ở các cực bắc và nam vào bầu khí quyển. Do đó, dễ dàng nhất để nhìn thấy hiện tượng này gần các cực.
Tại đây, các hạt (chẳng hạn như proton và electron năng lượng cao) tương tác với các chất khí (oxy, nito) trong bầu khí quyển của chúng ta. Dẫn đến những màn hình ánh sáng tuyệt đẹp trên bầu trời mang tên cực quang. Các nguyên tử chất khí này bị ion hóa hoặc bị kích thích bởi sự va chạm.
2.2. Màu sắc cực quang
Phát thải oxy có màu xanh lục hoặc nâu đỏ tùy thuộc vào lượng năng lượng được hấp thụ. Khí oxy mất ¾ giấy để phát ra ánh sáng xanh lục. Và phải mất đến 2 phút để phát ra ánh sáng đỏ. Trong khi đó, phát thải khí nitơ có màu xanh lam nếu nguyên tử nhận lại một điện từ sau khi nó bị ion hóa. Và màu đỏ nếu nguyên tử trở về trạng thái cơ bản từ trạng thái kích thích.

Có sự khác biệt giữa màu sắc theo độ cao: Ở độ cao cao hơn là khí thải màu đỏ của oxy; tiếp đó là khí thải màu xanh lá cây của oxy và khí thải màu xanh lam, đỏ của nitơ. Màu xanh lá cây là màu phổ biến nhất của hiện tượng này, tiếp sau đó là màu hồng. Hồng là sự pha trộn giữa xanh lục nhạt và đỏ. Sau đó nữa là đỏ thuần, vàng (pha trộn giữa đỏ và lục) và xanh lam thuần.
Bạn có biết cực quang không chỉ xảy ra trên Trái đất. Nếu một hành tinh có bầu khí quyển và từ trường, chúng có thể sẽ có. Bằng chứng là NASA đã từng thấy những cực quang tuyệt vời trên Sao Mộc và Sao Thổ.
3. Chiêm ngưỡng cực quang
Cực quang là một hiện tượng tự nhiên và bắt buộc thời tiết phải quang đãng nên thường không dễ để chiêm ngưỡng được. Đặc biệt là vùng Nam Cực thậm chí khắc nghiệt hơn Bắc Cực. Nên việc xem ánh sáng phía Nam lại còn khó hơn. Vì thế phần này sẽ bàn về Bắc cực quang.
3.1. Thời gian nào thích hợp?
Cực quang phía Bắc luôn hiện hữu ở đó. Chỉ có điều khó thấy và mùa đông là thời điểm tốt nhất để bạn thấy chúng. Bởi vì do mức độ ô nhiễm ánh sáng thấp hơn và không khí trong trẻo, rõ ràng hơn. Trong đó, tháng 9, 10, 3 và 4 là tốt nhất để xem.
Các dải ánh sáng này được biết là sáng hơn và hoạt động mạnh tối đa trong hai ngày sau khi hoạt động của vết đen mặt trời ở mức cao nhất. Một số cơ quan, chẳng hạn như NASA và Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia, cũng theo dõi hoạt động của mặt trời và đưa ra dự kiến về một màn trình diễn đặc biệt ấn tượng của cực quang.
3.2. Địa điểm lý tưởng ngắm cực quang
Đơn giản là bạn cần tìm một chỗ tối nhất có thể vào ban đêm. Không có bất kỳ ánh sáng nhân tạo nào. Dưới đây gọi ý một số địa điểm lý tưởng để bạn có thể ngắm:
3.2.1. Abisko, Thụy Điển
Được khoa học chứng minh là một địa điểm lý tưởng. Abisko hiện đang đứng đầu danh sách vì khí hậu độc đáo: luôn trong trẻo. Khí hậu ở đây đạt được như vậy và khác với các khu vực xung quanh vì có Hồ Torneträsk dài 43 dặm. Hồ giúp tạo ra một khu vực luôn trong xanh bất kể điều kiện thời tiết xung quanh như thế nào.
Những ngọn núi Kiruna phủ tuyết trắng nguyên sơ, nằm ngay ngắn dưới nền trời trong vắt đã tạo nên khung cảnh tuyệt vời. Bắc cực quang ở đây xuất hiện dưới dạng rèm, hình xoắn ốc, vòng cung hoặc vòng tròn
3.2.2. Iceland

Ở Iceland, bạn có thể chứng kiến hiện tượng này từ hầu hết mọi nơi trên đất nước. Iceland còn có những bãi biển. Nghĩa là bạn sẽ có những trải nghiệm rất ngoạn mục cùng cực quang nếu đi dạo bãi biển trong đêm.
Công viên quốc gia Pingvellir thường tối hơn những chỗ khác. Vì thế mang đến cho bạn trải nghiệm kỳ diệu nơi cả bầu trời nhảy múa ngay phía trên đầu. Chiếc hồ lớn nhất của đất nước nằm cũng ở đó. Cứ như để phản chiếu lại vũ điệu này vậy!
3.2.3. Luosto, Phần Lan
Phong cảnh xung quanh Luosto rất hoàn hảo mặc dù nó khá nhỏ. Các điểm hút khách chính là các khu vực rừng nguyên sơ và mỏ thạch anh tím. Ở Luosto vào một đêm trời thanh, gần hồ lớn thứ ba của Phần Lan – Hồ Inari. Bạn rất có thể bắt gặp Bắc cực quang lấp lánh trên bầu trời.
Nếu thích trượt tuyết hay đi xe trượt tuyết cùng với vũ điệu ánh sáng này, Luosto là một nơi đáng để bạn ghé thăm!
3.2.4. Alberta, Canada
Các khu vực gần hồ Superior và các khu vực khác của Bắc Alberta là những nơi tuyệt vời để chứng kiến hiện tượng siêu thực này. Hai khu bảo tồn bầu trời có trời tối lớn nhất thế giới – Wood Buffalo và công viên quốc gia Jasper – cũng nằm ở Alberta. Nếu yêu mến bầu trời đêm, bạn cũng có thể thực hiện một chuyến đi trên xe trượt tuyết hoặc trải nghiệm trượt từ chó kéo xe. Ở Canada, hãy cứ yên tâm rằng bất kể bạn quyết định làm gì, bạn sẽ luôn nhận được một chuyến đi đáng kinh ngạc.
3.2.5. Tromsø, Na Uy
Vị trí của Na Uy phía trên Vòng Bắc Cực khiến nước này trở thành một trong những địa điểm hàng đầu có thể chứng kiến Bắc cực quang. Ở đây luôn cung cấp cho khách du lịch cơ hội tốt để ngắm hiện tượng này. Bất kể chu kỳ của Mặt trời.
Bên cạnh đó, Tromsø còn là nơi gắn kết với các đường bay nên rất dễ di chuyển từ những phần còn lại của thế giới. Nơi đây có khí hậu ven biển ôn hòa hơn. Làm cho nó trở nên sống động hơn so với các điểm đến khác trong danh sách. Ngoài ra, bạn còn có thể trải nghiệm các điểm tham quan khác bao gồm trượt tuyết, xe tuần lộc và tận hưởng cuộc sống về đêm của thành phố sôi động vào cuối tuần
3.2.6. Siberia, Nga
Miền Bắc nước Nga hay tạo cho bạn cơ hội thích hợp để chứng kiến Bắc cực quang. Siberia có mức độ ô nhiễm ánh sáng rất thấp cùng đêm dài tăm tối. Vành đai cực quang – nơi khí mặt trời va chạm với từ trường Trái đất cũng đi qua khu vực này. Chính vì thế Siberia là một nơi rất hoàn hảo.

3.2.7. Quần đảo Faroe, Đan Mạch
Nằm ở phía bắc Scotland, Đan Mạch cũng có điều kiện thời tiết rất “hợp tác” với hiện tượng này. Được biết đến nhiều nhất với Puffins – nơi có 18 hòn đảo. Còn với điều kiện thời tiết phù hợp, quần đảo Faroe là nơi hoàn hảo để chứng kiến Bắc cực quang trong điều kiện kinh phí eo hẹp.
4. Kết:
Cực quang là một hiện tượng thần kỳ. Một màn trình diễn ánh sáng từ thiên nhiên trên nền trời đêm của hai cực Trái đất. Nó được gọi là cực quang borealis ở Bắc bán cầu và australis ở Nam bán cầu. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là mặt trời. Chúng ta thường quan tâm đến hiện tượng siêu thực này ở các vùng Bắc cực hơn. Và bài viết đã đưa ra một số địa điểm lý tưởng để bạn trải nghiệm mùa đông của mình. Các cực quang phía nam cũng tương tự, nhưng khán giả chính của nó thì là chim cánh cụt!