Mục lục
Trước khi mang con chó bạn muốn nuôi về nhà, hãy tìm hiểu về cách chăm sóc loài động vật này trước nhé. Như vậy sẽ giúp chú cún nhà bạn phát triển tốt hơn. Chăm sóc chó là một nhiệm vụ có thể là vừa khó nhưng lại vừa dễ nếu bạn đã biết cách và quen với nó.
1. Cho con chó của bạn ăn
1.1. Cho chó ăn thực phẩm chất lượng cao
Khi mua thức ăn cho chó, bạn cần phải đọc kỹ thành phần ghi trên nhãn mác, bao bì. Thức ăn của chúng nên chứa thịt là chủ yếu, không chứa các loại phụ gia và ngũ cốc. vì sẽ giúp cung cấp đầy đủ protein cho con chó của bạn. Bạn nên lưu ý rằng, trong thức ăn không nên chứa thành phần làm no. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ thú y về thức ăn của chó, bạn sẽ chọn được loại thức ăn phù hợp.
1.2. Cho chó ăn theo lịch trình cố định
Cho con chó của bạn ăn một ngày hai lần, với khẩu phần ăn thích hợp. Bạn sẽ biết được qua bao bì của thức ăn, từ đó chia sao cho cân bằng nhất. Có thể cho chó ăn hai bữa sáng và tối.
Việc cho ăn đúng giờ cũng giúp điều chỉnh lịch trình đi vệ sinh của chú cún nhà mình. Đó sẽ là một thói quen tốt.
1.3. Cung cấp nước cho con chó
Bất cứ loài vật nào cũng cần nước để tồn tại tốt nhất sau thức ăn. Thế nên bạn cần phải chuẩn bị nước sạch cho con chó của mình mỗi ngày. Đảm bảo nguồn nước phải sạch sẽ, không bị ô nhiễm.
2. Chăm sóc sức khỏe của chó
2.1. Lựa chọn bác sĩ thú y tốt nhất
Ngày nay, nhiều con chó được chăm sóc tốt hơn vì có bác sĩ thú y. Hãy đưa chú cún của bạn đi khám thường xuyên để nếu chúng có bị bệnh thì sẽ phát hiện kịp thời. Ngoài ra, bạn cũng cần chọn cơ sở khám chữa bệnh cho chó đáng tin cậy để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cún yêu.
2.2. Đưa con chó đi tiêm ngừa
Khi chó vừa sinh ra được vài tháng tuổi thì bạn cần phải đưa nó đi tiêm ngừa. Việc này nhằm mục đích phòng ngừa bệnh cho con chó của bạn và ngay cả chính bản thân bạn. Bệnh quan trọng nhất cần tiêm ngừa là bệnh dại, vì hầu như chó đều dễ bị căn bệnh này.
2.3. Phòng ngừa ký sinh trùng
Tùy thuộc vào tần suất và lối sống của cún cưng mà áp dụng biện pháp chữa trị giun khác nhau. Chó nhà sẽ ít bị mắc giun sán hơn là chó săn, nên diệt trừ giun ở mức độ thích hợp. Trong quá trình chăm sóc chó, bạn cũng cần phải chú ý không để bản thân bị lây nhiễm giun sán từ chó, vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
2.4. Cân nhắc triệt sản cho chó
Đây là bước giảm thiểu nguy cơ bị rối loạn sức khỏe ở chó. Đó là một trách nhiệm bạn phải thực hiện vì tránh mang thai ngoài ý muốn cho con chó nhà mình. Bùng nổ số lượng thú cưng sẽ gây khó khăn hơn cho việc chăm sóc chúng chu đáo. Tuy nhiên, triệt sản dễ làm con chó mắc các bệnh như ung thư, tuyến giáp hoặc tim mạch. Vì vậy cần phải cân nhắc kỹ vấn đề này trước khi thực hiện.
Xem thêm: Con Mèo – Cách Chăm Sóc Cho Người Chưa Có Kinh Nghiệm
3. Làm vệ sinh cho chó
3.1. Chải lông cho con chó
Tùy vào mỗi giống chó mà có tần suất chải lông khác nhau. Hãy cố gắng chải lông cho con chó thường xuyên vì sẽ ngăn tình trạng rụng lông nhiều. Hơn thế nữa mang lại bộ lông bóng mượt, không bị rối xù gây khó khăn trong sinh hoạt. Dùng dầu gội chuyên dụng của chó để ngăn tình trạng rụng lông. Tránh gội nhiều dầu gội khác nhau.
3.2. Cắt móng cho chó
Đây là công việc chẳng hề đơn giản chút nào vì sẽ đòi hỏi bạn phải thật cẩn thận. Cắt đều và chậm rãi để không bị phạm vào trong tủy của con chó. Từ đó khiến cho chúng phản đối với việc bạn cắt móng, sẽ rất sợ hãi. Tập cho chúng thích nghi từ từ, hứng khởi với việc đó. Sau khi cắt móng xong bạn có thể dắt chúng đi dạo, hoặc tạo cho chúng phần thưởng nào đó. Giữ thái độ tích cực nhất và thật sự kiên nhẫn với điều đó nhé!
Những chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc con chó ở trên sẽ hữu ích cho người mới tập nuôi cún yêu. Hãy xem chúng như một người bạn thân thiết để chúng cảm nhận được tình yêu thương từ bạn. Chó là loài vật nuôi nhạy cảm và rất trung thành. Vì vậy hãy nuôi khi có tình yêu nhiều dành cho động vật.