Mục lục
Drama là thuật ngữ quá quen thuộc hiện nay trong giới trẻ, chỉ cần lướt các trang mạng xã hội, không khó để bắt gặp từ này. Vậy drama là gì? Phim drama, web drama, truyện drama, hít hà drama, drama king có gì khác nhau? Làm thế nào sử dụng nó đúng “chuẩn cơm mẹ nấu?”
Thuật ngữ drama có tính linh hoạt cao, tùy vào mỗi tình huống và ngành nghề như phim ảnh, giải trí, hoạt hình mà nó sẽ mang ý nghĩa khác nhau. Chính vì sự đa dạng này, đôi khi nhiều người mới tiếp xúc chưa thể hiểu được cách sử dụng. Bài viết sau sẽ giải thích cặn kẽ drama là gì để bạn dễ chọn được thể loại mình yêu thích cũng như thuận tiện hóng hớt hơn nhé!
1. Drama là gì?
Để giải đáp Drama là gì? Đầu tiên xét về mặt ngoại ngữ, trong tiếng Anh, drama có nghĩa là một vở kịch, vở tuồng hoặc tập phim. Bên cạnh đó, drama cũng có thể hiểu là từ để chỉ sự việc, hành động có yếu tố kịch tính và bất bất ngờ. Nhưng nếu vậy thì đâu còn gì để bàn phải không nào, drama hiện nay được sử dụng rất đa dạng, tùy vào trường hợp nó sẽ có ý nghĩa khác nhau.
Quay ngược thời gian tìm về cội nguồn sâu xa, vượt qua đại dương đến với ‘cái nôi” của drama – Hy Lạp. Tại đây, người ta dùng từ drama để chỉ sự kịch tính, hồi hộp và hành động. Trong khi đó, drama theo tiếng Nhật thì nó đơn giản chỉ là cụm từ thường xuyên xuất hiện trong những tập truyện manga, các phim anime, giúp tạo ra yếu tố căng thẳng, hồi hộp cho người đọc người xem.
Mặt khác, drama còn là từ được dùng để chỉ sự liên quan đến biên kịch, có những thể loại như truyện drama, phim drama, drama chính kịch.

2. Nguồn gốc thuật ngữ drama là gì?
Như đã đề cập bên trên, drama có nguồn gốc xuất phát từ Hy Lạp, mang ý nghĩa là kịch tính và hành động. Ngoài ra, drama còn chỉ là hình thơ ca xa xưa mang trạng thái tâm lý kịch tính, hồi hộp với thơ ca kết hợp những giai thoại sử thi. Tiêu biểu là tác phẩm “Thơ của Aristotle” ra đời năm năm 335 trước Công nguyên.
3. Phim drama là gì?
Phim nhiều tập có nhiều tình tiết kéo dài gọi là phim drama. Nhân vật trong phim xây dựng dựa vào người thật hoặc hư cấu với nội dung về quá khứ, hiện tại, tương lai, xoay quanh cuộc sống, tình cảm, xã hội… Mạch phim đưa cảm xúc người xem chìm chìm nổi nổi trong những vui buồn xen kẽ, đẩy cao trào lên tột cùng (hay còn gọi là cẩu huyết).
- Một số bộ phim drama nổi tiếng của Việt Nam: Sống chung với mẹ chồng, gạo nếp gạo tẻ, người phán xử, Quỳnh búp bê, cầu vồng tình yêu, vừa đi vừa khóc, tuổi thanh xuân,…
- Một số bộ phim drama nổi tiếng của Hàn Quốc: Hậu duệ mặt trời, Mr. Sunshine, giày thủy tinh, chuyện tình Paris, cô nàng đẹp trai, khu vườn bí mật, vì sao đưa anh tới.
- Một số bộ phim drama nổi tiếng của Trung Quốc: Hoa Thiên Cốt, bộ bộ kinh tâm, tam sinh tam thế, liệt hỏa như ca, phượng tù hoàng, người đàm phán, tiên sinh tình yêu.
- Một số bộ phim drama nổi tiếng của Thái Lan: Tình yêu không có lỗi, lỗi là ở bạn thân, chiếc lá cuốn bay, cuộc chiến của những thiên thần, định mệnh anh yêu em
4. Web drama là gì ?
Web drama là gì? Đây là một thể loại phim drama đang rất phát triển hiện nay. Khác với phim drama thường thiên về chính kịch (phim truyền hình, điện ảnh), web drama hay phim chiếu mạng thường hướng đến đối tượng giới trẻ. Nội dung mang tính hài hước, vui nhộn, phim bạo lực, xã hội đen nhưng chèn yếu tố gây cười.
- Một số web drama nổi tiếng của Việt Nam: Bố già, Thập Tam Muội, ai là người thứ ba, nhà trọ có quá trời phòng, trật tự mới, Hiếu bến tàu, người trong giang hồ.
- Một số web drama nổi tiếng của Hàn Quốc: Love playlist; quý cô tự lập, Kim Jieun; kết thúc tựa như hoa; first kiss; seventeen; đồng hồ công sở; một miếng thôi.
- Một số web drama nổi tiếng của Trung Quốc: Trần tình lệnh, trấn hồn, toàn chức cao thủ, hành động phá băng, Trường An 12 canh giờ, Ma thổi đèn, Thượng Ẩn
- Một số web drama nổi tiếng của Thái Lan: Vì chúng ta là một đôi (2gether), love by chance, sợi chỉ đỏ, chàng kỹ sư của tôi (My engineer)

5. Truyện drama là gì?
Nội dung tương tự phim drama, truyện drama là bộ truyện dài tập nói về diễn biến và cuộc đời của nhân vật nào đó, mang đến độc giả những cảm xúc chân thật nhất, hòa mình vào tâm trạng vui sướng, đau khổ, hạnh phúc của nhân vật.
6. Những thể loại drama phổ biến
6.1. Hài kịch
Hài kịch drama là gì? Thông thường, các bộ phim drama có thiên hướng bi kịch nhưng vẫn sẽ lồng một vài tình tiết vui nhộn tạo tiếng cười. Các yếu tố hài kịch thường bất ngờ, hỗ trợ nhân vật bộc lộ sự hài hước và khiến các tình tiết vui vẻ hơn, đồng thời truyền tải các thông điệp ý nghĩa và thâm thúy.
Bên cạnh đó, một thể loại khác là hài kịch châm biếm. Thông qua các yếu tố gây cười để phản ánh sự thật nào đó trong cuộc sống, gợi người xem suy nghĩ sâu xa đến dụng ý của tác giả.
6.1. Bi kịch
Nội dung phim drama là gì? Nội dung phim drama thường đào sâu vào chủ đề buồn khổ, bi ai của nhân vật trong cuộc sống, thảm họa thiên nhiên, ô nhiễm môi trường… Và tái hiện nó trên màn ảnh với kịch bản được đầu tư kỹ lưỡng, sáng tạo, logic để đẩy cảm xúc người xem lên tột đỉnh. Mạch phim mang màu sắc đau buồn, thương xót cho số phận nhân vật và để lại những nuối tiếc khi kết thúc phim.
6.3. Chính kịch
Chính kịch được kết hợp từ bi kịch và hài kịch, thuộc thể loại phim drama dành cho tầng lớp thượng lưu cùng quý tộc. Phim hấp dẫn, lôi cuốn khi niềm vui sướng và đau khổ đan xen, giằng xé nhau.
6.4. Melodrama
Nhân vật chính trong Melodrama là các anh hùng, nữ anh hùng, phản diện. Tình tiết phim xen lẫn các yếu tố tình cảm lãng mạn, kịch tính, căng thẳng, giật giân. Do đó, đây là thể loại rất được ưa thích và lôi cuốn người xem nhập tâm vào mạch phim.
7. Drama trên mạng xã hội
Drama trên các trang mạng xã hội thường là dùng để ám chỉ những tình huống dở khóc dở cười, hành vi khác lạ có chủ đích, sự việc mang tính bốc phốc, sự việc một cá nhân lan truyền mạnh mẽ..
Hiện nay, muốn tìm drama trên mạng xã hội không hề khó. Chỉ cần dạo một vòng Facebook, diễn đàn, các hội nhóm, chẳng hạn như NEU Confessions, bạn sẽ có cả rổ drama để hít.
8. Hít drama là gì?
Thời đại công nghệ thông tin phát triển. Chỉ cần một sự kiện diễn ra được đăng lên mạng xã hội thì vài phút sau đã được lan truyền rộng rãi với tốc độ ngựa phi không kịp, đặc biệt là những bài bóc phốt. Hành động hóng hớt, bàn tán về chủ đề đang hot gọi là hít drama.

Tuổi thọ của một drama không quá lâu vì những người trong cuộc ít khi bình luận, đưa ra quan điểm mà sử dụng “tuyệt chiêu bí truyền bách phát bách trúng”: Giữ im lặng. Bởi lẽ đó, người hít drama dần cảm thấy nhàm chán và chuyển sang tìm nguồn tin, phốt khác thú vị có tính xu hướng hơn.
9. Drama Queen và Drama King
Theo điện ảnh, Drama Queen (nữ hoàng kịch) và Drama King (ông hoàng kịch) dùng để chỉ những diễn viên nổi tiếng, tài năng và diễn xuất tốt trong thể loại phim drama.
Theo ngôn ngữ mạng, Drama Queen và Drama King là từ dùng để ám chỉ các chàng trai, cô gái có tính cách hỗn loạn và bất thường, thích thu hút sự chú ý từ người khác. Họ tự xem mình là trung tâm vũ trụ, quá ảo tưởng về cuộc sống bản thân và tự sáng tạo một kịch bản hoàn hảo rồi đắm mình vào đó.
Nguyên nhân dẫn đến tâm lý lệch lạc thường do: Quá trình phát triển độ tuổi vị thành niên, trầm cảm tuổi teen, từng bị xâm phạm, thiếu thốn tình thương của gia đình, bạo lực học đường/gia đình. Tiềm thức các drama queen và drama king luôn mong muốn nhận được sự quan tâm của mọi người. Thế nên họ sẽ tạo ra những hành vi rối loạn, thái quá, hoang tưởng để thu hút chú ý.
10. Hệ quả của việc hít drama là gì?
Với sự phát triển của mạng xã hội. Bất cứ ai cũng có thể đăng và lan truyền các tin để tạo drama. Liệu bạn có thể kiểm soát được câu chuyện đó là sự thật hay là sản phẩm của những lời bịa đặt, thêm mắm dặm muối, bẻ ngược vấn đề?
Những người hít drama thông thường chỉ chực chờ những bình luận chê trách, tiêu cực rồi nhảy vào tranh cãi dữ dội, đưa quan điểm của mình. Việc phán xét vội người khác, quy chụp một cách phiến diện và bất chấp đúng sai ở một số thành phần hít drama gây ảnh hưởng không nhỏ đến người trong cuộc, khiến họ bị áp lục, khó xử, dễ dẫn đến các phát ngôn thiếu tế nhị và thậm chí đôi lúc đẩy họ vào bước đường cùng tạo thành các câu chuyện thương tâm.
Chẳng hạn như câu chuyện về một người vợ bị bạn của chồng cưỡng bức. Khi thông tin được đăng trên mạng xã hội, bên cạnh các lời an ủi, động viên nạn nhân thì có một số đưa ra những lời cợt nhả, đổ lỗi cho nạn nhân. Hay trường hợp khác là cô nữ sinh bị bạn trai phát tán clip quan hệ sau chia tay. Một bộ phận anh hùng bàn phím đã tạo ra các áp lực dư luận khiến nạn nhân phải tự tử.
11. Lời kết
Như vậy, bài viết trên đã giải đáp rõ drama là gì. Hi vọng bạn có thể tìm được các bộ phim và truyện drama phù hợp. Còn đối với drama trên mạng xã hội, bạn nên tỉnh táo khi tiếp nhận một thông tin gì đó. Tránh hành động tác động đến danh dự người khác, đổ lỗi nạn nhân (victim blaming), buông lời phán xét theo số đông khi chưa tìm hiểu rõ vấn đề. Vì có thể đối với những người bình luận, đó chỉ là vài dòng chữ viết rồi sẽ quên. Nhưng với người trong cuộc và gia đình họ, đó là cái xẻng đào từng lớp từng lớp hy vọng và đẩy họ vào hố đen vực thẳm.
Hãy sử dụng mạng xã hội và hít drama một cách văn minh và sáng suốt, đừng tự biến mình thành một trong những kẻ giết người vô hình bạn nhé!