Chăm sóc chó cưng là một nhiệm vụ khá lớn lao và không nên xem nhẹ khi bạn nuôi chúng. Chúng cần được đáp ứng cả về nhu cầu vật chất lẫn tinh thần. Có như vậy thì chúng mới khỏe mạnh được. Vậy bạn đã biết cách để chăm sóc chú cún cưng của mình đúng cách chưa?
1. Chăm sóc chó cưng bằng cách cho ăn đúng cách
1.1. Cho chó ăn thực phẩm chất lượng cao
Khi bạn mua thức ăn cho cún yêu, bạn nên đọc kỹ các thành phần có trong đó. Thức ăn nên chứa thành phần chủ yếu là thịt, không có thành phần phụ hoặc ngũ cốc. Xác định bước này để cung cấp đủ protein cho chúng, không chỉ là chứa thành phần làm no.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y về các loại thực phẩm tốt chuyên dùng cho bé cún. Hãy hỏi thêm bác sĩ về cách chọn thức ăn, khẩu phần ăn phù hợp.
1.2. Cho chó ăn theo lịch trình cố định
Để chăm sóc chó cưng tốt bạn nên cho chúng ăn một ngày 2 lần. Hãy tính toán lượng thức ăn sao cho phù hợp với chú chó nhà bạn. Có thể tham khảo hướng dẫn trên bao bì và chia làm hai phần giống nhau. Nên cho ăn vào buổi sáng và buổi tối.
Việc cho ăn theo khoảng thời gian cố định rất hữu ích trong việc huấn luyện chó đi vệ sinh. Chúng sẽ thường đi vệ sinh trong vòng từ 20-30 phút sau khi ăn no.
1.3. Không nên cho chó ăn nhiều thức ăn vặt hoặc thực phẩm của người.
Việc này sẽ hạn chế việc bị tăng cân hoặc các vấn đề về sức khỏe của nó. Chỉ nên cho chúng ăn vặt khi đang huấn luyện nó. Sẽ không thể tránh khỏi việc thấy thương mà cho ăn nhiều, nên hãy cố gắng làm theo nguyên tắc.

Không được cho chúng ăn những thức ăn gây hại. Có rất nhiều loại thực phẩm không những tổn hại đến cún cưng nhà bạn mà còn rất nguy hiểm cho sức khỏe của nó. Không được cho chúng ăn bơ, bột bánh mì, socola, nho khô, hành tây hoặc các chất tạo ngọt.
1.4. Cung cấp nước cho chó
Mọi loài vật trên trái đất này đều cần có nước để duy trì sự sống. Chó cũng là động vật không ngoại lệ, vì vậy bạn cần chuẩn bị nước sạch cho chúng thường xuyên. Hãy đảm bảo rằng lúc nào bát của nó cũng có nước.
2. Chăm sóc sức khỏe của chó
2.1. Lựa chọn bác sĩ thú y bạn tin tưởng
Muốn biết người bác sĩ thú y đó có đủ chuyên môn để khám sức khỏe cho cún cưng của bạn rất dễ. Hãy xem cách họ trả lời thắc mắc của bạn và quan sát cách họ tương tác với thú cưng. Bạn nên đưa chú cún của mình đi khám thường xuyên để luôn đảm bảo tình trạng sức khỏe ở mức tốt nhất. Ngoài ra, bạn cũng nên biết thông tin liên lạc với bác sĩ phòng những trường hợp đột xuất.
2.2. Đưa chó đi chích ngừa

Bác sĩ thú y sẽ giúp bạn kiểm tra tình hình sức khỏe của chú cún nhà bạn. Đồng thời tư vấn xem nên chích ngừa phòng những loại bệnh nào. Những loại vắc – xin thường sẽ được tái chủng ngừa cần thiết mỗi năm một lần hoặc có thể ba lần tùy theo bệnh. Đa số, chó sẽ được chích ngừa bệnh dại. Phòng trường hợp chúng cắn người khác sẽ không bị bệnh dại mà chết.
2.3. Cân nhắc cấy ghép vi mạch nhận dạng cho chó
Đây là một loại vi mạch nhỏ được cấy ghép vào da hai bên bả vai của chúng. Mỗi vi mạch sẽ có mã số riêng kèm với thông tin liên lạc của bạn. Trong trường hợp thú cưng của bạn đi lạc hoặc bị trộm mất, vi mạch này sẽ phát huy tác dụng để bạn tìm lại con chó này.
2.4. Áp dụng các biện pháp phòng ngừa ký sinh trùng thường xuyên
Bạn cần phải chữa trị các bệnh giun sán thường xuyên, tùy thuộc vào lối sống của chú chó nhà bạn. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý nguy cơ bị nhiễm giun chỉ từ chó nhà bạn. Phòng ngừa bọ chét bằng các sản phẩm tắm gội thường xuyên.
2.5. Cân nhắc triệt sản cho chó
Bước này có tác dụng giảm thiểu những nguy cơ gây rối loạn sức khỏe cho chúng, nhất là bệnh ung thư vú ở chó cái và bệnh tuyến tiền liệt ở chó đực. Hơn thế nữa, nó còn giúp tránh mang thai ngoài ý muốn cho chó nhà bạn. Tuy nhiên, bạn cũng cần cân nhắc trước khi triệt sản cho chúng, vì dễ mắc các bệnh về tim mạch,…
2.6. Mua bảo hiểm cho chó
Nên mua bảo hiểm cho thú cưng của mình, phòng các trường hợp bị đau ốm gì cũng đỡ một phần chi phí.
3. Làm vệ sinh cho chó
3.1. Chải lông cho chó
Tùy thuộc vào mức độ rụng lông và mỗi giống chó mà tần suất chải lông sẽ khác nhau. Bạn nên chải lông cho chúng thường xuyên để giảm được nguy cơ bị rụng lông và vừa kết hợp kiểm tra tình trạng cơ thể. Hãy luôn giữ cho bộ lông của chúng luôn bóng mượt, không bị xù rối, để tránh rụng lông.
Nếu chó của bạn bị rụng lông nhiều, bạn nên mua dầu gội ngăn rụng lông cho cún yêu nhà bạn tại các cửa hàng bán sản phẩm cho thú cưng. Tắm mỗi ngày để chúng nhanh khỏi bệnh.
3.2. Giữ gìn vệ sinh bộ lông cho chó
Nếu bạn không vệ sinh lông chó thường xuyên, lông sẽ bị bẩn, dễ bị nhiễm bệnh. Vệ sinh, tắm cho lông chó khoảng một lần một tháng hơn. Thời gian vệ sinh cũng có thể thay đổi tùy thuộc vào giống chó và hoạt động cụ thể.
Lông chó thường mọc dài liên tục, vì thế mà bạn cần phải đưa nó đến tiệm để cắt tỉa lông. Đây là điều vô cùng cần thiết vì nếu để lông mọc dài quá sẽ gây che tầm nhìn cho chúng. Ngoài ra, nó còn cản trở hoạt động của thú cưng nhà bạn.
3.4. Cắt móng cho chó
Đây là một công việc không đơn giản, nó đòi hỏi bạn phải thật cẩn thận, chậm rãi, đảm bảo không cắt vào tủy móng của chúng. Vì sẽ khiến chúng bị tổn thương và đau đớn, ngoài ra còn bị ác cảm với việc cắt móng.
4. Rèn luyện, tương tác và chơi đùa với chó
4.1. Tạo nhiều cơ hội rèn luyện cho chó

Bạn nên sắp xếp cho chó của mình ra ngoài hoạt động, nhưng lưu ý là tùy thuộc loài chó mà thời gian hoạt động khác nhau. Đối với chó nhỏ, nên cho nó ít vận động tránh bị mệt quá. Ngoài ra, chó lông xù cực kỳ năng động mà không biết mệt, đưa nó ra ngoài chơi nhiều một chút.
Hướng dẫn chúng tập luyện để đốt lượng mỡ thừa trong cơ thể. Có thể dắt chó đi dạo, cho chúng chơi với bóng. Bạn cần quan sát trong lúc chó chơi đùa, để tránh những tai nạn cũng như trường hợp chó đi lạc.
4.2. Tạo sự hưng phấn cho chó bằng việc huấn luyện có thưởng
Giống như con người chúng ta, chúng rất dễ rơi vào tình trạng chán nản. Chính vì vậy mà chúng cần được kích thích tinh thần. Sự hưng phấn thường được hình thành qua quá trình huấn luyện và chơi đùa. Tập cho nó đứng lên, ngồi xuống, nằm và lại gần khi được gọi.
4.3. Chăm sóc chó cưng bằng cách tương tác cùng nó
Hãy tập cho chúng có được tính tương tác tốt với mọi người. Huấn luyện nó từ lúc nhỏ đến lớn để hình thành thói quen dần dần. Tiếp xúc với mùi hương, âm thanh, ánh sáng,.. Để sau này có bắt gặp tình trạng gì bất thường, nó cũng không sợ hãi. Trong quá trình dạy, đừng cố áp đặt quá nhiều, làm cho chúng sợ hãi. Tạo những phần thưởng cho nó, để khích lệ tinh thần thực hiện những bài học.
5.Thể hiện sự tôn trọng và yêu thương chó
5.1. Gắn thẻ tên, địa chỉ lên cổ của chó
Để tránh việc chú chó của mình bị lạc không về được, đây là một cách cực kỳ hữu hiệu. Nếu người khác vô tình thấy chó của bạn, họ có thể mang lại cho bạn thông qua địa chỉ mà bạn gắn trên cổ của nó.
5.2. Tôn trọng cún cưng
Không được phạt chúng bằng những hành động bạo lực hoặc chửi mắng nó trong mọi tình huống. Bạn phải hiểu một điều rằng, nó chỉ là loài vật mà thôi, không có ý thức hay nhận thức như con người chúng ta. Chính vì vậy mà khó tránh khỏi việc hành động càn quấy.
5.3. Đáp ứng những nhu cầu cơ bản của chó
Một cách chăm sóc chó đúng cách đó là đưa chúng đi vệ sinh thường xuyên để không làm bẩn nhà bạn hay là cơ thể của chúng. Cho nó ra ngoài tiếp xúc nhiều để tránh nhốt ở một nơi, không cho tiếp xúc với con người. Đó là một hành vi rất vô nhân đạo.
5.4. Chuẩn bị nơi ở thoải mái là một cách chăm sóc chó tốt
Mỗi loài chó sẽ có khả năng chịu đựng một loại thời tiết khác nhau. Chính vì vậy mà không được để chú cún nhà bạn sống trong thời tiết khắc nghiệt. Nếu để chúng ở nơi nóng quá hay lạnh quá sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là gây tử vong.
5.5. Xây dựng mối quan hệ gắn kết với cún yêu của mình
Bạn có từng nghe về những câu chuyện các chú chó trung thành với chủ nhân, cứu chủ khi gặp nguy hiểm chưa? Đó là vì chúng cũng yêu thương bạn như cách mà bạn yêu thương nó vậy. Chỉ cần bạn quan tâm, yêu thương và đối xử với nó như một con người, cả hai sẽ hạnh phúc vô cùng.

Dù có tức giận như thế nào đi nữa, cũng đừng bao giờ đánh đập hay đối xử tệ với nó. Điều đó không làm cho chúng nhận ra sai lầm mà còn gây phản tác dụng. Chúng quên mất nó đã làm sai điều gì khi bạn cứ la hét và chửi bới nó. Hãy xem nó như một người bạn, không phải là vật nuôi.
Thông qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc chú cún yêu của mình rồi đúng không nào. Chó là loài vật thông minh, đáng yêu và cực kỳ trung thành, chính vì vậy, hãy yêu thương và chăm sóc cho nó một cách tốt nhất. Đã từng có nhiều người gắn bó với chú cún của họ suốt quãng đời. Họ xem nó như một người bạn, một người tri kỉ hay thậm chí là một đứa con.
Ở Việt Nam chúng ta tuy chưa có các điều lệ bảo vệ chó, nhưng hiện nay nó cũng dần được nâng tầm quan trọng hơn. Hãy lên án những hành động ngược đãi với loài chó hoặc giết mổ, ăn thịt chúng. Bởi vì có thể một ngày nào đó, bạn sẽ ăn phải con chó mà chính tay bạn đã nuôi nấng. Đó là một hành động cực kỳ thiếu nhân đạo, cần phải bài trừ ra khỏi xã hội. Hãy bảo vệ và chăm sóc cho cưng của mình nhé!