Chó Poodle – Những Gì Bạn Cần Biết Về Loài Thú Cưng Này

0
2408

Mục lục

Chó Poodle là chủng thú cưng rất được yêu mến trên toàn thế giới bởi vẻ ngoài vô cùng đáng yêu nhưng không kém phần sang chảnh của chúng. Vậy liệu bạn biết gì về chúng, hãy cùng mình tìm hiểu những kiến thức ấy qua bài viết này nhé.

1. Nguồn gốc xuất xứ của chó Poodle

Chó Poodle còn được biết đến với cái tên chó săn vịt giỏi bơi lội. Giống chó này là hậu duệ của các dòng chó French Water, Water Hound và Barbet. Thời nay, bởi vì thị hiếu người dùng nên Poodle được lai tạo rất nhiều để sở hữu được bộ lông xoăn và vóc dáng nhỏ nhắn. Ngoài ra, chúng còn sở hữu một biệt tài đó là bơi lội rất giỏi, Pudel là tên tiếng Đức của dòng chó này, mang ý nghĩa là thợ lặn, chó nước.

chó Poodle
Chó Poodle

2. Các loại chó Poodle

Trên thực tế, hiện nay ghi nhận 4 loại chó Poodle chính, đó là Mini Poodle, Toy Poodle và Standard Poodle. Trong đó, Toy Poodle là loại giành được nhiều tình cảm nhất của mọi người trên toàn thế giới bởi kích thước vừa phải và sở hữu các đặc tính thích hợp để nuôi trong nhà.

Bên cạnh đó, cũng có 2 loại chó khá phổ biến nhưng vẫn chưa được công nhận là Tiny Poodle và Teacup Poodle. Điều này là bởi chúng được xem là dạng sinh non của Toy Poodle nên tuổi thọ trung bình khá thấp. Nhưng không bởi vì thế mà ngăn cản được sự yêu mến của mọi người dành cho chúng bởi vẻ ngoài nhỏ nhắn đáng yêu.

2.1 Tiny Poodle

Đây có thể coi là phiên bản lỗi của giống chó Toy Poodle. Theo một chiều hướng nào đó, những chú chó Tiny Poodle này là dạng sinh non và chúng rất may mắn khi được sống sót. Vì những ảnh hưởng của sinh non nên dù trưởng thành thì Tiny Poodle chỉ có chiều cao khiêm tốn không quá 25cm và cân nặng dao động từ 3-5kg.

chó Tiny Poodle
Tiny Poodle

Ngoài ra, cũng bởi vì nguyên nhân trên mà sức khỏe của chúng rất yếu, sức đề kháng kém dẫn đến việc dễ dàng mắc các loại bệnh về đường ruột, tim mạch,… Chính vì thế, dù yêu mến, thương yêu nhưng điều kiện chăm sóc chúng quá khắc nghiệt và khó khăn là vật cản khiến mọi người không muốn tạo ra những chú Tiny Poodle.

2.2 Toy Poodle

Có nhiều thông tin rằng loài chó Poodle này có xuất xứ từ Pháp. Nhưng cũng có một số nguồn cho rằng chúng đến từ Đức, Đan Mạch hay Hungary.

Chó Toy Poodle
Toy Poodle

Điểm nổi bật nhất của giống chó này là bộ lông xoăn ấn tượng và cực kỳ sang chảnh. Hiện nay bạn có thể cắt tỉa bộ lông của Toy Poodle theo 3 phong cách là pet clip, english saddle và continental. Màu sắc phổ biến của chúng là đen, blue bạc, kem, xám, trắng, nâu, đỏ hoặc cà phê sữa. Đuôi của chó thường có màu trắng và giương lên cao. Toy Poodle có cặp chân khá nhỏ và các ngón chân có màng. Đầu chúng không lớn lắm và dài, cổ hơi cong. Ngoài ra,  giống chó này còn sở hữu đôi tai dài rủ xuống, phẳng rộng và ép sát vào đầu.

2.3 Mini Poodle

Dòng chó này có kích cỡ trung bình nếu xét trong dòng họ chó Poodle của chúng. Đây là giống chó có thân hình khá cân đối với đuôi thường nhỏ và ngắn. Thông thường, Mini Poodle sẽ có chiều cao từ 28 đến 38cm và số cân nặng dao động từ 7 đến 8kg.

Miniature Poodle
Mini Poodle

Đầu của chúng là vừa phải so với thân hình, mõm dài và thẳng, đôi mắt có hình bầu dục và màu đen nâu bóng. Như Toy Poodle, Mini Poodle có đôi tai dài cụp xuống, áp sát 2 bên mặt.

2.4 Teacup Poodle

Đây là giống có nguồn gốc từ Mỹ nay đã được lan truyền mạnh mẽ ở một số quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc. Chúng xuất hiện từ thế kỷ XIX, khi mà công cuộc lai tạo chó Poodle được diễn ra, và Teacup Poodle là sản phẩm từ quá trình đó. 

Đúng với cái tên gọi Teacup, tức là một chén trà, giống chó này có ngoại hình nhỏ nhắn dễ thương, vừa đủ để nằm gọn trong một chén trà.

2.5 Standard Poodle

Standard poodle
Standard Poodle

Đây là giống chó Poodle có kích thước lớn nhất trong các họ nhà chúng với chiều cao lên đến 38cm và có cân nặng dao động từ 20 đến 27kg. Cơ thể của chúng trông khá giống hình vuông, lưng và chân tạo thành 2 cạnh bằng nhau. Tứ chi của chúng khá thẳng, thường đứng thành một góc vuông so với mặt đất.

2.6 Những giống chó Poodle lai

Bên cạnh những giống chó Poodle thuần chủng còn có những dòng chó lai khác xuất xứ từ công cuộc lai tạo. Điển hình như Poodle lai Nhật, Poodle lai phốc sóc, Poodle lai Bắc Kinh, Poodle lai Cocker Spaniel,… Những chú chó lai này sở hữu ngoại hình ấn tượng không kém cạnh gì với những chú chó thuần chủng. 

Poodle lai
Poodle lai phốc sóc

Tùy vào ngân sách và sở thích của mỗi người thì họ sẽ có những quyết định riêng về việc nên nuôi chó Poodle thuần chủng hay lai. Nhưng nhìn một cách tổng thể thì, chó Poodle luôn là giống được nhiều người ưa thích trên toàn thế giới.

3. Cách chăm sóc chó Poodle đúng cách

Mỗi loài động vật đều có thiên tính, tập quán và điều kiện sống khác nhau, chó Poodle cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Tuy nhiên bạn có thể yên tâm khi cách nuôi giống chó này cũng khá đơn giản, đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến chúng phổ biến như thế.

3.1 Về sức khỏe

Đây là giống chó không chịu được nhiệt độ quá lạnh hoặc quá nóng vì thế một môi trường sống thoáng mát, rộng rãi sẽ là vô cùng lý tưởng. Vào những ngày lạnh giá hoặc đêm đông, bạn cần hạn chế dẫn chúng đi dạo, trông bộ lông xù dày như thế thôi chứ thật ra khả năng giữ nhiệt lại rất kém.

Chó Poodle có thiên tính năng động, rất thích chạy nhảy nên bạn cần thường xuyên dẫn chúng đi dạo và cho giao tiếp với các bạn của chúng nhé. Việc này không những giúp cải thiện sức khỏe của cún yêu mà còn luôn giữ cho chúng có tâm trạng vui vẻ, hạnh phúc đấy. Một số nơi bạn có thể cân nhắc cho chúng hoạt động như công viên, cà phê chó,…

Vấn đề vệ sinh cũng là thứ mà bạn cần để ý. Bạn nên thường xuyên tắm cho chó để hạn chế vi khuẩn gây bệnh. Một số lưu ý trong quá trình tắm cho chúng như sau:

  • Chó Poodle dễ bị cảm lạnh vì vậy nước tắm cho chúng nên có nhiệt độ ấm từ 40 đến 50 độ C. Tần suất tắm vào mùa hè cho chúng là 1 tuần 1 lần, còn mùa đông nên là 2 lần 1 tuần.
  • Phương pháp tắm: Đầu tiên dùng nước ấm để rửa sạch bụi bẩn trên người chúng sau đó kì rửa nhẹ nhàng bằng dầu tắm. Xả sạch bằng nước và lại dùng dầu xả cho chúng. Sau khi thoa đều thì xả nước, lấy khăn lau kết hợp với sấy khô và lược để loại bỏ những sợi lông rụng.
  • Cần lưu ý tránh để xà bông hay dầu xả chảy vào mắt chó Poodle, rất dễ gây viêm nhiễm. Nếu tình trạng sức khỏe chúng đang không ổn thì không nên tắm, trường hợp nếu chó quá bẩn và đang sốt thì nên cho chúng uống thuốc cảm cúm và tắm nhanh gọn là được.
  • Các trường hợp như nhiệt độ quá lạnh, mới sinh con, ôm nặng, mới tiêm vacxin thì tuyệt đối không được tắm cho chúng.

Việc tỉa lông cũng là vô cùng quan trọng trong công cuộc vệ sinh cho chó Poodle. Lông của chúng mọc rất nhanh nên bạn cần tỉa lông cho chúng 1 tháng 1 lần. Nếu không có thời gian ra tiệm tỉa lông cho thú cưng thì bạn có thể tự làm bằng tông đơ ở nhà. 

3.2 Thức ăn

Chó Poodle là loài chó không kén ăn kén uống nhưng chế độ thức ăn cho chúng nên thay đổi theo từng độ tuổi. Vì thế bạn nên lưu ý các điều sau để có thể cung cấp cho chúng thức ăn phù hợp nhất với từng thời kỳ:

  • Chó từ 1 đến 2 tháng tuổi: Đây là thời điểm còn là trẻ sơ sinh của chó Poodle. Bạn nên cung cấp các loại thức ăn mềm, xay nhuyễn, sữa ấm và nên chia giờ ăn ra thành nhiều bữa, có thể là 4 5 lần một ngày. 
  • Chó từ 3 đến 6 tháng tuổi: Lúc này chúng đã cứng cáp hơn khá nhiều rồi nên bạn có thể cho chúng ăn các món khác như cháo gà, cháo bò,… và đặc biệt đừng quên sữa nhé. Ở bất kỳ độ tuổi nào cũng vậy, sữa luôn là thứ chứa nguồn dinh dưỡng dồi dào và quan trọng bậc nhất cho sự phát triển của chúng.
  • 7 tháng tuổi trở lên: Lúc này chó Poodle đã hoàn toàn bước qua giai đoạn thơ ấu nên các món ăn nhiều đạm và protein là rất cần thiết cho sự phát triển của chúng. Có thể là thịt bò, thịt gà, thịt heo,… ăn kèm với rau củ quả chứa chất xơ. Tần suất ăn của chúng nên là 2 đến 3 bữa 1 ngày và thực đơn nên thay đổi thường xuyên để chúng không thấy ngán và dẫn đến tình trạng bỏ bữa.

3.3 Những lưu ý khác trong quá trình nuôi

Như đã đề cập, chó Poodle rất dễ bị mắc phải cảm lạnh hoặc các bệnh về đường hô hấp. Ngoài ra, những loại bệnh về lông, xương khớp, đường ruột cũng là nỗi lo của giống chó này. Với bộ lông xoăn và dày của mình, đây là điều kiện lý tưởng cho sự phát triển của bệnh nấm và gàu trắng. Vì thế nên cắt tỉa thường xuyên bộ lông và tìm các biện pháp giữ nhiệt cho cơ thể chó để đảm bảo được sức khỏe cho chúng.

Nếu bạn phát hiện ra chú chó Poodle nhà bạn có các vấn đề về đường hô hấp thì các loại thuốc phế quản cho chó và nước gừng sẽ là những lựa chọn không tồi. Nếu tình hình nghiêm trọng hơn, bạn cần đưa chúng đến trung tâm thú y gần nhất để được điều trị kịp thời. 

Ngoài ra, vacxin cũng rất quan trọng vì luôn luôn là vậy, phòng bệnh hơn chữa bệnh. Chẳng ai muốn bị bệnh rồi, chịu những mệt mỏi rồi mới đi khám cả. Chó Poodle cũng vậy, việc bạn cần phải làm trong suốt quá trình nuôi là đưa chúng đi tẩy giun định kỳ và tiêm ngừa các loại bệnh cho chó. Vừa đảm bảo sức khỏe cho cún cưng, vừa tiết kiệm được thời gian và công sức xuyên suốt quá trình chăm sóc.
Hy vọng những kiến thức mình chia sẻ về chó Poodle ở trên sẽ là hành trang bổ ích cho các bạn hiểu hơn về giống chó hiền lành và dễ thương này. Qua đó, giúp mọi người biết cách chăm sóc đúng mực cho chúng, hạn chế tối đa bệnh tật và nâng cao sức khỏe cún yêu.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây