Mục lục
Cây ăn thịt loài sinh vật kỳ lạ. Nhiều người còn chưa biết đây là động vật hay thực vật khi thấy đến hình dạng kỳ lạ của nó. Nếu bạn muốn trồng một cây ăn thịt thì bài viết này rất có lợi cho bạn trước khi bạn quyết định mua nó về trồng đấy!
1. Cây ăn thịt là gì?
1.1. Cây ăn thịt là động vật hay thực vật?
Khi nghe đến tên của loài cây này thì ai cũng có thể hiểu rằng đây là loài cây ăn thịt khổng lồ giống như trong những bộ phim khoa học viễn tưởng. Nó ăn tất cả mọi thứ tiếp xúc với nó, kể cả con người.

Nhưng không phải vậy, trong thực tế cũng có một số loài cây lấy chất dinh dưỡng bằng cách trở thành cây ăn thịt (carnivorous plant). Nhưng đó chỉ là thịt của các loài côn trùng hoặc loài bò sát nhỏ như: ruồi, muỗi, ông, thạch sùng, ếch nhỏ,…
Các loài thực vật thường dùng ánh sáng để quang hợp và chất dinh dưỡng trong đất để sinh tồn. Vậy cây này sẽ được liệt vào động vật hay thực vật đây? Câu trả lời là nó vẫn là thực vật bình thường nha!
Do trong môi trường đất thiếu dinh dưỡng ở một số nơi. Theo thuyết tiến hóa của Darwin thì đây là hiện tượng thay đổi để thích nghi và tiếp tục sống tiếp. Cây ăn thịt sẽ tiếp thu được dinh dưỡng từ việc ăn thịt. Các cây còn lại nếu ko đủ dinh dưỡng sẽ bị bài trừ.
1.2. Cơ chế hoạt động của cây ăn thịt
Cây này ăn động vật bằng cách tạo ra một cái bẫy thật nguy hiểm và sâu xa bằng cơ chế ưu trương, nhược trương của thực vật. Chúng dùng chính thân thể của chúng để làm mồi nhử, cộng thêm một số chất tiết ra như mật, dịch, mùi hương… để thu hút động vật bậc thấp, côn trùng, sâu bọ tới.
Chỉ cần một con vật xấu số nào vô tình chạm vào bẫy hoặc cố tình đến tìm kiếm thức ăn thì ngay lập tức, cây ăn thịt sẽ bắt được con mồi ngay lập tức và kết thúc số phận của nó ngay.
Tóm lại cây ăn thịt chỉ ăn thịt côn trùng, bò sát,… không hề ăn thịt được con người to lớn đâu. Nên việc trông cây này không hề nguy hiểm cho những thớ thịt nào của bạn cả.
2. Các loại cây ăn thịt?
2.1. Cây nắp ấm

Bản thân dạng nắp ấm này có rất nhiều dạng khác nhau nữa và hình dạng cũng không mấy giống nhau. Nhưng nhìn chung tất cả đều có dạng lá hình chiếc ấm rất độc đáo và là loại cây ăn thịt côn trùng.
Bên trong loại cây này là các dịch nhầy chứa enzym tiêu hóa, dính như keo. Nhưng đồng thời nó cũng tiết ra mùi hương ngọt ngào, quyến rũ được các côn trùng, ông bướng quay quanh.
Khi một con vật nhỏ bay tới đậu trên lá rồi thăm dò xung quanh, ngay lập tức chúng sẽ bị rơi vào bên trong ấm của cây này hoặc là một phần ấm sẽ tự động khép lại một cách nhanh chóng.
Bản thân con vật dù có cố gắng bám vào thành ấm nhằm leo lên, để bay ra ngoài cũng không thể vì thành ấm rất trơn, một phần vì dịch nhầy trong ấm đã dính chặt lấy chúng như keo.
Cây nắp ấm đa phần ăn ruồi, muỗi, ong, bộ, côn trùng khác,… nhưng có cả giống khác biệt, to lớn hơn có thể bắt được cả chuột, dơi, ếch,… và một số động vật lớn hơn công trùng khác.
2.2. Cây gọng vó
Loài này có đặc trưng là các tuyến nhầy dọc theo bề mặt lá hoặc thân, nhưng các lá lại có hình dạng thân cuống thẳng. Trên mỗi lá này có các bong bóng rất đẹp; nhưng một khi con mồi sa bẫy thì bị dính chặt bởi các bông bóng này chính là dịch nhầy khiến các con mồi dính chặt vào.
Dĩ nhiên, cây cũng trang bị các chất đường ngọt vì nó là niềm yêu thích của các loài côn trùng. Khi con mồi đã bị dính vào các bong bóng dù có làm gì đi chăng nữa thì lá của chúng sẽ tự động cuốn gọn con mồi lại. Sau đó các chất nhờn sẽ bao bọc toàn bộ con mồi khiến nó nghẹt thở, rồi dần dần nó bị phân hủy và là bữa ăn ngon lý tưởng, béo bở cho loại cây này.
Vậy mà loài cây ăn thịt ghê gớm này lại còn có một cái tên rất kiêu sa, lộng lẫy đó là “ánh sương của mặt trời”; đó là do những bong bóng trông như giọt nước tinh khôi, như sương sớm ở mỗi lá.
Một điều ít ai biết nữa là, cây gọng vó còn là một dược liệu khá quý hiếm. Lá cây dùng để bắt mồi nhưng cũng có chứa các hoạt chất để chữa mụn cóc, chai sạn hoặc sạm da, cháy nắng,…
2.3. Cây Loa Kèn Vàng

Tên tiếng Anh là “The Yellow Trumpet”. Cây này thì cũng có cách bắt mồi tương tự như đa phần các cây khác nói chung nhưng độc đáo hơn một chút.
Màu hoa bắt mắt thu hút côn trùng, chất ngọt dịu nhẹ được tiết ra từ lá của cây hoa loa kèn vàng khiến côn trùng ăn vào sẽ bị tê liệt, sau đó rơi vào đáy hoa. Và cuối cùng là bị phân hủy, hiến xác cho cây.
2.4. Cây hổ mang
Có tên khoa học là Darlingtonia hay còn gọi là Cobra Lily. Đây là một loại cây ăn thịt có vẻ ngoài khá độc đáo với những chiếc lá vươn lên có hình dạng như một con rắn hổ mang.
Cây này thường có màu xanh lục từ trên xuống dưới, có thêm một vài đốm đỏ trắng trên đầu, lá cây như chiếc lưỡi chẻ đôi của của các chú rắn.
Cây rắn hổ mang sẽ nhờ những chiếc lá này làm bẫy, tiết ra một mùi hương quyến rũ côn trùng. Sau đó côn trùng bị hút vào, chết chìm bởi dịch được tiết ra bên trong và bị tiêu hóa.
2.5. Cây ăn thịt gai
Nó chủ yếu phân bố ở một số vùng đầm lầy Carolina ở Mỹ; vì đất ở đây rất nghèo dinh dưỡng nên muốn tồn tại, nó phải phát triển cơ chế săn mồi. Thức ăn ưa thích của cây ăn thịt gai là côn trùng và nhện.
Ngoài rìa của lá mọc những cái răng, cùng với rất nhiều lông tơ nhạy cảm ở bề mặt bên trong.
Khi côn trùng bò vào lá, các sợi lông nhạy cảm đã nhận thấy có sự di chuyển trên bề mặt lá; và trong vòng 20-30s hệ thống răng lập tức khép lại khiến con mồi bị nhốt lại bên trong. Sau đó, côn trùng chỉ còn là một cái xác khô.
Thực tế, rất nhiều người đã dùng loại cây này làm quà tặng cho bạn bè, người thân. Nên số lượng cây trong tự nhiên còn lại rất ít. Nhưng đừng lo vì nó hiện nay đã được nhân giống ra rất nhiều.
Tại Việt Nam nó cũng là cây ăn thịt được nhiều người ưa chuộng nhất. Thứ nhất là về màu sắc trong đỏ ngoài xanh rất bắt mắt. Thứ hai, trông nó như là một con thú cưng nhỏ bé.
2.6. Cây Hố Bẫy
Tên khoa học của cây này là Sarracenia; nơi sinh sống chủ yếu cũng là trong các đầm lầy ở Bắc Mỹ. Ngày nay tại Việt Nam cũng có bán rất nhiều.
Hình dáng khá giống với cây nắp ấm nhưng phần lá có vẻ dài hơn, có màu sắc khá rực rỡ bắt mắt. Nhưng có dáng dài và thon hơn cây nắp ấm.
Dĩ nhiên là bên trong cái ấm có nhiều chất hấp dẫn sâu bọ được tiết ra. Cách thức săn mồi cũng giống với cây nắp ấm.
3. Tác dụng của cây ăn thịt là gì?
Trồng cây ăn thịt có tác dụng diệt các loại côn trùng gây hại, gây bệnh cho con người như: ruồi, muỗi, ong, kiến,…. Nhiều loại cây lại đưa ra được nhiều mùi hương dễ chịu thơm ngát cả căn nhà.
Mặt khác các loại côn trùng có lợi cho thực vật như: ong, bướm, kiến,… cũng bị nó giết thịt tất. Gây ra hiệu quả nông nghiệp giảm sút, do thiếu các côn trùng, thiên địch thụ phấn cho cây. Nhiều cây có mùi gây khó chịu hoặc gây bệnh về đường hô hấp ở người.
4. Các địa điểm bán cây ăn thịt tại thành phố Hồ Chí Minh
4.1. Shop cây bắt mồi Lê Tuấn
Chuyên bán cây ăn thịt về các loại nắp ấm và gai.
Giá bán bình dân từ 100.000-150.000đ cho một chậu cây. Tùy vào kích cỡ của cây.
Địa chỉ shop: 1560/25/1G
4.2. Shop vườn cây nắp ấm
Là một trong những shop chuyên cung cấp cây ăn thịt dạng cây nắp ấm với nhiều loại ấm đẹp và giá tốt nhất.
Hiểu được những yêu cầu khách hàng cần tìm mua những cây nắp ấm bắt côn trùng đồng thời trang trí sân vườn, chúng tôi luôn tìm cách đa dạng hóa về giống cây nắp ấm màu sắc đẹp hình dạng độc đáo
Shop vườn cây nắp ấm luôn chú trọng nâng cao chất lượng cây giống; nhằm giúp cho quý khách hàng có được những cây nắp ấm ưng ý nhất.
Địa chỉ: 137/13 Lê Thị Bạch Cát, P.11 Q.11 , TP. Hồ Chí Minh.
Hotline: 0384939902
4.3. Shop cây bắt mồi
Tại shop này có cung cấp đa dạng các loại cây ăn thịt hơn so với các shop kinh doanh khác.
Tại đi có bán cây hố bẫy và cây hố bẫy dáng lùn có màu sắc tuyệt đẹp, hấp dẫn. Vườn dùng để trang trí khu vườn nhỏ của bạn vừa dùng để bắt các côn trùng gây hại.
Địa chỉ: 137/13 Đường Lê Thị Bạch Cát , Phường 11, Quận 11
Website: http://www.caybatmoi.net/home
Link facebook: https://www.facebook.com/Vuoncaybatmoi
4.4. Hoa đẹp việt
Không chỉ kinh doanh các loại hoa khác nhau đầy màu sắc; cửa hàng này còn có bán các loại cây ăn thịt gai và dạng cây nắp ấm.
Bạn có thể lựa chọn loại cây ăn thịt mình thích với giá cả rất hợp lý tại cửa hàng. Ngoài ra, bạn cũng được tư vấn lựa chọn và hướng dẫn cách chăm sóc cây ăn thịt một cách tận tình.
Website bán hàng: https://hoadepviet.com/
5. Kết
Bài viết cây ăn thịt này đã cho bạn hiểu được phần nào đó về loại cây này. Hãy nhớ rằng chúng không ăn thịt người các bạn nhé. Nhưng để trồng loại cây này, bạn cần phải cân nhắc kỹ giữa lợi ích bắt sâu bọ và tác hại bắt nhầm những côn trùng có lợi cho việc giao phấn của cây trong vườn.
Ngoài ra chúng tôi còn đưa ra một số địa chỉ bán cây ăn thịt uy tín và chất lượng; các bạn có thể tham khảo nếu các bạn có quyết định mua chúng về trồng.
Nếu bạn thấy bài viết này có lợi cho bạn, hãy thường xuyên theo dõi trang web của chúng tôi thường xuyên. Để có thể được tận hưởng nhiều bài viết hay hơn từ chúng tôi bạn nhé!