Mục lục
Dù trải qua thời gian dài, cầu Long Biên vẫn sừng sững đứng đó cùng với thời gian. Nó chính là một chứng nhân lịch sử vĩ đại của người dân Hà Thành bao lâu nay. Dạo bước trên những nhịp sắt nhuộm màu hoài cổ, thả hồn cùng sông nước, mây trời và ngắm nhìn dòng người qua lại.
1. Đôi nét về cầu Long Biên Hà Nội
Cầu Long Biên Hà Nội là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng, nối liền giữa hai quận long Biên và Hoàn Kiếm. Cây cầu này được người Pháp xây dựng vào năm 1898 và khánh thành vào ngày 28/02/1902. Nó là cây cầu huyết mạch nối liền hai bờ sông Hồng cùng dân và quân thủ đô. Chống lại thực dân Pháp và kháng chiến chống thực dân Mỹ. Do phải hứng chịu rất nhiều trận bom nên càng ngày càng hư hỏng nghiêm trọng hơn.

Trải qua quá trình tu sửa nhiều lần trong gần 2 thế kỷ qua, cầu Long Biên vẫn tồn tại cho đến nay, khoác lên trên mình màu hoen rỉ cùng năm tháng. Tuy vậy, trong mắt người dân thủ đô, cây cầu này là một chứng nhân lịch sử vô cùng đáng tự hào.
2. Cầu Long Biên Hà Nội được thiết kế như thế nào?
Cây cầu này được thiết kế gồm 19 nhịp dầm thép, đặt trên 20 chiếc trụ cầu cao hơn 40m và có kiến trúc vô cùng độc đáo. Cầu được thiết kế thành nhiều làn đường, bao gồm một đường sắt đơn nằm ở giữa, hai bên là hai làn đường dành cho người đi bộ và làn dành cho xe đạp.
Điểm độc đáo của cây cầu này là luồng giao thông theo hướng bên trái chứ không phải bên phải như những cây cầu khác ở Việt Nam. Đây là kiểu thiết kế thường xuất hiện ở châu Âu, nhất là ở Pháp. Nhìn từ xa, cầu Long Biên như một con rồng đang uốn lượn. Nếu được đem ra để so sánh thì nó xứng đáng là cây cầu sắt ấn tượng nhất trên thế giới.
3. Những sự kiện lịch sử gắn liền
Qua lịch sử hình thành, có thể thấy rằng cầu Long Biên đã chứng kiến nhiều cột mốc quan trọng của dân tộc ta. Điển hình là hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Cây cầu này đã trở thành nhịp dẫn để đưa hàng triệu đồng bào ta từ trong và ngoại tỉnh đến với Bác trong ngày Bác đọc Bản tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình Hà Nội. Đó chính là một giờ phút vô cùng thiêng liêng đối với đất nước ta lúc bấy giờ.

Và cho đến tháng 10/1954, Hà Nội lại một lần nữa ngập tràn trong cờ hoa mừng ngày giải phóng thủ đô. Cầu Long Biên vẫn đứng đó cùng chứng kiến niềm hân hoan, vui mừng của cả dân tộc. Rồi 21 năm sau, ngày thống nhất đất nước, miền Nam hoàn toàn giải phóng, cây cầu này đã chứng kiến thêm một lần nữa. Như vậy là suốt 100 năm nay, nó vẫn sừng sững, hiên ngang như một vị anh hùng, cùng đồng hành với dân tộc ta bước qua nhiều giai đoạn hào hùng nhất của lịch sử.
4. Cầu Long Biên trong lòng người dân Việt
Cầu long Biên trải qua gần 3 thế kỷ với đậm kiến trúc Pháp, mang lại cho người Việt biết bao cảm xúc tuyệt vời. Dù không hiện đại cũng không quá rộng, nhưng với những nét cổ xưa, hoài niệm, nó vẫn là cây cầu đẹp nhất. Khách du lịch mỗi khi ghé đến đây đều vô cùng thích thú với vẻ đẹp cổ kính ấy. Tạo nên dấu ấn đậm chất lịch sử của dân tộc. Ngày nay, giới trẻ thủ đô vẫn thường lui tới đây để ngắm cảnh, nhìn hình ảnh người dân gánh hàng rong, chở hàng qua lại cầu. Dù là những thứ vô cùng bình dị, nhưng lại khiến cho biết bao con tim phải thổn thức.
Khi đến đây, bạn sẽ có trải nghiệm ngắm cảnh hoàng hôn vô cùng lãng mạn trên cầu Long Biên. Những lúc cảm thấy tâm hồn trở nên bí bách, muốn tìm một nơi nào đó để giải tỏa thì hãy ghé đến đây. Còn đối với học sinh, sinh viên, đây là nơi để cùng ngồi lại đàn hát, lưu giữ nhiều kỷ niệm của tuổi trẻ. Nó còn là nguồn cảm hứng cho nhiều nhiếp ảnh gia làm nên những bức ảnh đậm chất nghệ thuật.
Dù ngày nay có thêm nhiều cây cầu khác nữa bắc qua sông Hồng, nhưng cầu Long Biên vẫn lặng lẽ đứng đó như biểu tượng đầy tự hào của Hà Nội. Hãy ghé đến nơi này trong một buổi chiều để cảm nhận sự khác biệt về vùng đất nghìn năm văn hiến này nhé!