Cầu Hồn Là Gì? Gia Đình Có Nên Gọi Hồn Người Đã Khuất?

0
5328

Nhiều gia đình tại Việt Nam có thói quen cầu hồn để nói chuyện với người đã khuất. Nhưng họ lại không biết rằng đây là những điều lợi bất cập hại. Tín ngưỡng là tốt, nhưng không nên quá mê tín để cho bản thân lạc lối. Nhất là nhiều người làm việc đó vì mục đích cá nhân.

Thực tế cho thấy, năng lực ngoại cảm không phải ai cũng sở hữu được. Những người hoạt động với hình thức có thể cầu hồn là những kẻ chuyên dùng mánh khóe, tiểu xảo để lừa đảo người nhẹ dạ, cả tin. Chính vì điều đó mà làm cho tâm linh thật giả lẫn lộn, hoang mang và gây mất niềm tin cho nhiều người.

1. Cầu hồn là gì?

Theo Phật giáo, bản thân con người chúng ta sẽ được cấu tạo gồm 5 phần. Trong đó có 4 phần không nhìn thấy được. Có thể gọi đó là phần hồn, còn phần xác chỉ giúp thể hiện phần hồn ra bên ngoài. Những người có khả năng ngoại cảm có thể liên kết được với phần hồn đó. Nếu có thân xác thì đó là phần hồn hiện hữu trên người sống, còn không thì là người chết. Dù là phần hồn hay phần xác thì sau khi chết đi cũng đều tan biến. Còn việc nhanh hay chậm là tùy vào nhiều điều kiện cụ thể, sau đó đầu thai để nhận được kiếp sống mới.

Cầu hồn là gì?

Cầu hồn được hiểu là linh hồn của người đã khuất mượn thân xác của một người còn sống để trò chuyện với người ở dương gian. Người ta tin rằng, một số người có khả năng đặc biệt có thể giao tiếp được với người ở thế giới tâm linh. Những người này được biết đến với cái tên là nhà ngoại cảm hoặc thầy cúng.

Hồn sẽ mượn tạm thân xác của ai đó phù hợp với năng lượng họ đang mang để trò chuyện. Cho dù họ có nhập vào bất cứ ai thì đó cũng là những chuyện mà người thân gia đình mới biết, nhận ra được giọng điệu và phong cách nói y hệt người đã khuất. Nhiều người tin rằng họ có thể giao tiếp với những người thân đã khuất thông qua hình thức cầu hồn, áp vong. Nhưng trên thực tế, có đúng là vong hồn có thể giao tiếp được với con người không?

2. Có nên cầu hồn hay không?

Theo Phật giáo, những người đã chết rồi thì quan trọng nhất vẫn là sớm được đi đầu thai để bắt đầu kiếp sống khác. Cõi âm chỉ như là một trạm dừng chân của họ trong việc chuyển từ kiếp này sang kiếp khác. Vì chẳng ai ở đó mãi, nên không cần quá chú trọng đến nó. Có những người sẽ được đầu thai ngay khi vừa mới mất, cũng có những người sau 49 ngày sẽ đầu thai. Nhưng có nhiều người bị lâu hơn vì người ở trần gian níu kéo.

Thông thường, khi linh hồn được lên cõi trời hoặc xuống địa ngục đều không thể gọi hồn về được. Chỉ có những ai tái sinh vào cõi thần hoặc ngạ quỷ thì mới cầu hồn về được. Tuy nhiên, việc cầu hồn thông thường chỉ gọi được ngạ quỷ, vì những bà đồng chẳng đủ sức để mà triệu những vị thần. 

Thế nên khi cầu hồn gặp phải người tái sinh vào cõi ngạ quỷ, bạn chẳng thể biết đó là người thân của mình không. Vì có thể là những ngạ quỷ khác, họ có thể biết được tất cả về chuyện trong nhà mình. Cầu hồn là để hỏi người thân mình có cần gì không, có tâm nguyện gì không, nhưng sẽ vô tình nếu đó không phải người thân của chúng ta. Điều này càng làm khơi gợi lòng tham trong họ thì chẳng bao giờ thoát khỏi kiếp ngạ quỷ. Còn những người đã chết lại càng lưu luyến chẳng thể đi đầu thai.

Hãy cầu nguyện để linh hồn người chết mau đi đầu thai

Thế nên mới nói việc cầu hồn vừa có lợi mà vừa có hại. Thay vì đi cầu hồn, bạn nên cầu mong cho người thân của chúng ta sớm được đầu thai và được đầu thai vào cõi tốt hơn. Vì những lý do trên mà nhà Phật cấm không được gọi hồn, để người chết được yên. Nên nếu bạn muốn tốt nhất cho người thân của mình, hãy làm các việc tạo phước, tích đức cho vong hồn người đã mất. Còn có siêu thoát được hay không là do nghiệp lực của chính họ. Thân nhân chỉ có thể trợ duyên mà thôi, không thể can thiệp được.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây