Mục lục
Lương là chính là quyền lợi mà người lao động được hưởng sau khi bỏ ra thời gian và công sức nhất định cho những thành quả lao động. Mẫu bảng lương là văn bản hợp thức hóa các giao dịch, đảm bảo sự rõ ràng giữa người lao động và người sử dụng lao động.
1. Khái niệm tiền lương
Hiện nay thuật ngữ “tiền lương “ được sử dụng không chuẩn và không thống nhất, gây khó khăn cho quá trình nhận thức và thực hiện. Căn cứ tại điều 90, Bộ luật Lao động (sửa đổi) năm 2012 quy định: “Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận”. Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp và các khoản bổ sung khác”. Tại văn kiện Đại hội XI của Đảng nêu: “Tiền lương, tiền công phải được coi là giá cả sức lao động, được hình thành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước”.
Việc trả lương thông thường được tiến hành sau mỗi tháng; ngoài ra, còn hình thức trả lương theo tuần, lương ngày, lương giờ, cùng với cơ chế trả lương theo thời gian. Bộ luật lao động được sửa đổi, bổ sung năm 2002 quy định chế định tiền lương bao gồm các quy định về lương tối thiểu, bảng lương, , thang lương, hình thức trả lương, nguyên tắc trả lương, lương ngừng việc, lương làm đêm, tiền thưởng, tạm ứng lương, khấu trừ lương…
Trên thực tế, khái niệm “tiền lương” còn có thể hiểu như khái niệm thu nhập của người lao động. Bao gồm tiền lương cơ bản, các khoản tiền phụ cấp lương và tiền thưởng khác. Trong nền kinh tế thị trường, tiền lương là giá cả sức lao động, chịu sự chi phối của cung và cầu lao động trên thị trường. Căn cứ vào công việc, điều kiện của các bên và kết quả lao động, tiền lương của người lao động làm công do các bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu pháp luật quy định.

2. Hệ thống chế độ tiền lương
– Mức lương tối thiểu (doanh nghiệp, chung, vùng, ngành, tùy từng quốc gia quy định).
– Chế độ tiền lương ngạch, bậc, cấp bậc, chức vụ (hoặc lương cơ bản, lương chính) gồm: thang lương, bảng lương, mức lương, ngoài ra còn phụ thuộc vào các yếu tố do yêu cầu của công việc, chức vụ quyết định (mức độ phức tạp của công việc, chức vụ; điều kiện lao động; hao phí lao động; trách nhiệm của công việc, chức vụ; chính sách ưu đãi, khuyến khích theo ngành, nghề,…).
– Chế độ phụ cấp tiền lương, nhằm bổ sung các yếu tố không thường xuyên mà lương ngạch, bậc, cấp bậc, chức vụ chưa tính hết, hoặc vì tính hiệu quả của việc quy định chế độ tiền lương ngạch, bậc, cấp bậc, chức vụ.
– Chế độ nâng bậc, ngạch lương và các tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, hoặc tiêu chuẩn chức danh chuyên môn, nghiệp vụ, hoặc chức danh, tiêu chuẩn công chức, viên chức nhà nước khác.
– Chế độ tiền lương làm việc thêm ban đêm, làm thêm giờ.
– Chế độ tiền lương khi ngừng việc.
– Chế độ tiền lương những ngày nghỉ hằng năm (nghỉ phép), nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ được hưởng lương (nghỉ việc riêng),…
– Chế độ tiền lương khi được cử đi học tập, bồi dưỡng tay nghề, chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ.
– Chế độ tiền lương khi bị tạm giam, tạm giữ.
– Chế độ tiền thưởng từ quỹ tiền lương (áp dụng cho những hình thức trả lương thời gian có thưởng, đơn giá sản phẩm thưởng, thưởng làm việc chuyên cần, an toàn,…).
– Chế độ tạm ứng tiền lương.
Khi sử dụng thuật ngữ “tiền lương” thì nội dung đã bao gồm: lương ngạch, bậc, cấp bậc, chức vụ (lương cơ bản) + phụ cấp (nếu có) + tiền thưởng từ quỹ tiền lương (nếu có).

3. Mẫu Bảng Lương
Như đã được nêu ở trên mẫu bảng lương có vai trò quan trọng trong việc hợp thức hóa, rõ ràng và chi tiết hóa tiền lương của người lao động được nhận. Theo thông tư mới nhất thông tư 200/2014/TT – BTC cùng với Thông tư 133/2016/TT – BTC được ban hành bởi Bộ Tài Chính đã quy định chung về mẫu bảng lương chuẩn xác, phù hợp với quy định của pháp luật.
Mẫu bảng lương là mẫu văn bản hành chính có giá trị pháp lý được lập ra mỗi tháng nhằm mục đích căn cứ tính lương cho người lao động trong các doanh nghiệp, tổ chức. Dựa trên các phiếu xác nhận công việc đã hoàn thành, bảng chấm công, … kế toán sẽ lập bảng thanh toán tiền lương để thông báo số tiền trong đó có tiền lương cơ bản và tiền thưởng cho người lao động. Mẫu bảng lương giúp người lao động nắm được chi tiết rõ ràng những thông tin liên quan đến lợi ích được hưởng của mình.
Một mẫu bảng lương cơ bản sẽ bao gồm ba phần: phần mở đầu, phần nội dung chính và phần kết.
Phần mở đầu bao gồm những nội dung cơ bản như tên đơn vị và bộ phận làm việc của nhân viên. Thông tin thứ hai là quy định và thông tư nào của Bộ tài chính mà mẫu bảng lương dựa vào. Những nội dung này chính là cơ sở quan trọng để xác định nội dung chính sẽ trình bày trong mẫu bảng lương. Do đó bạn cần cung cấp chính xác để làm căn cứ xác định các nội dung tiếp theo. Ngoài ra bạn cũng cần đánh số để phân biệt bảng lương. Bởi vì một đơn vị sẽ có một bảng lương khác nhau mỗi tháng, có thể cả đơn vị hay bộ phận đó sẽ sử dụng chung một bảng lương nhưng cũng có thể mỗi cá nhân hưởng nổi bảng lương riêng.
Phần nội dung chính sẽ bao gồm tên mẫu bảng lương, tháng và năm thực hiện nội dung bảng lương. Trong nội dung, quan trọng nhất là các ô, các cột trong mẫu bảng lương bao gồm: số thứ tự, thông tin người lao động, bậc lương, hệ số lương, lương sản phẩm, lương về thời gian, nghỉ việc không hưởng lương chiến …% lương, các phụ cấp từ quỹ lương, phụ cấp khác, tổng số và cuối cùng là tổng số tiền được nhận. Những nội dung trong mẫu bảng lương đều được chia rất chi tiết và rõ ràng giúp người lao động dễ dàng đọc và hiểu nội dung bên trong.
Cuối cùng là phần kết. Trong phần này sẽ bao gồm các nội dung quan trọng như ngày tháng năm thực hiện. Tiép theo là chữ ký và họ tên đầy đủ của người lập niên biểu, chữ ký của kế toán trưởng và chữ ký của giám đốc. Đây cũng là phần cực kỳ quan trọng trong mẫu bảng lương của bạn. Những chữ ký này chính là căn cứ quan trọng để hợp pháp hóa bảng lương của bạn.
Mẫu bảng lương chuẩn nhất hiện nay
Hiện nay dựa theo thông tin quy định về mẫu bảng lương thì các doanh nghiệp, tổ chức có thể sử dụng các mẫu chứng từ kế toán thuộc loại hướng dẫn, hoặc dùng các mẫu chứng từ kế toán tự thiết kế dựa trên đặc điểm hoạt động và yêu cầu của doanh nghiệp, tổ chức. Tuy nhiên, bạn cần phải đảm bảo được những yêu cầu cơ bản về nội dung hay các thông tin cần cung cấp theo đúng quy định của Luật kế toán cùng với các văn bản hướng dẫn của bộ Luật này. Như vậy các tổ chức, doanh nghiệp hoàn toàn có thể sử dụng những mẫu bảng lương tự thiết kế hay sử dụng những mẫu đã được ban hành theo thông tư, quyết định sử dụng tùy thuộc vào mức độ phù hợp của từng đơn vị. Xin giới thiệu đến các bạn biểu mẫu bảng lương thông tư 133 và thông tư 200, để các bạn tham khảo.
4. Cách lập mẫu bảng lương:
Cột A, B: Ghi số thứ tự, họ tên của nhân viên được hưởng lương.
Cột 1, 2: Ghi bậc lương, hệ số lương của nhân viên.
Cột 3, 4: Ghi số sản phẩm, số tiền tính theo lương sản phẩm.
Cột 5, 6: Ghi số công, số tiền tính theo lương thời gian.
Cột 7, 8: Ghi số công và số tiền tính theo lương thời gian hoặc ngừng, nghỉ việc
hưởng các loại % lương.
Cột 9: Ghi các khoản phụ cấp trực thuộc quỹ lương.
Cột 10: Ghi số phụ cấp khác được tính vào thu nhập của nhân viên nhưng không nằm trong quỹ lương, quỹ thưởng.
Cột 11: Ghi tổng số tiền lương và các khoản phụ cấp mà nhân viên được hưởng.
Cột 12: Ghi số tiền tạm ứng kỳ I của từng nhân viên.
Cột 13, 14, 15, 16: Ghi các khoản phải khấu trừ khỏi lương của nhân viên và tính ra số tiền phải khấu trừ trong tháng.
Cột 17: Ghi số tiền còn lại được nhận kỳ II.
Cột C: Nhân viên ký nhận khi nhận lương kỳ II.
– Cuối mỗi tháng, kế toán lập Bảng thanh toán tiền lương căn cứ vào các chứng từ liên quan, sau đó chuyển cho kế toán trưởng soát xét xong trình cho giám đốc hoặc người được ủy quyền ký duyệt bảng lương, chuyển cho bộ phận kế toán lập phiếu chi và phát lương. Bảng thanh toán tiền lương được lưu tại phòng (ban) kế toán của công ty, đơn vị.
Sau khi nhận lương, người lao động phải trực tiếp ký vào cột “Ký nhận” hoặc nếu có người nhận hộ thì người nhận hộ phải ký thay.
Cách tính các chỉ tiêu trong mẫu bảng lương:
Mặc dù hình thức trình bày mẫu bảng lương có thể khác nhau nhưng nội dung vẫn phải có các chỉ tiêu cơ bản và áp dụng cách tính sau đây:
– Hệ số lương và bậc lương
Hệ số lương là cơ số nhân với mức lương cơ sở vùng dùng để tính mức lương cơ bản của người lao động. Bậc lương là số lượng – thứ tự các mức thăng tiến về lương, mỗi bậc lương tương ứng với một hệ số lương. Hệ số lương và bậc lương trong mẫu bảng lương sẽ phụ thuộc vào trình độ, năng lực và thâm niên làm việc.
– Tính lương theo sản phẩm
Với phương thức tính lương theo sản phẩm, người lao động sẽ được hưởng lương tương ứng với khối lượng hoặc số lượng công việc đã hoàn thành. Phương thức trả lương này khuyến khích người lao động nâng cao hiệu suất làm việc của mình để được hưởng mức lương cao hơn.
Công thức tính lương theo số lượng sản phẩm:
Lương sản phẩm = Đơn giá mỗi sản phẩm X Số lượng sản phẩm đã hoàn thành
– Tính lương theo thời gian
Hình thức trả lương theo thời gian là việc trả lương cho người lao động theo thời gian làm việc (tính theo tháng – ngày – giờ). Về công thức tính lương theo thời gian, ta có thể áp dụng 2 cách sau:
Cách 1: Lương tháng= Lương cơ bảnNgày công chuẩn của tháng*số ngày làm việc thực tế
Với cách tính này, tiền lương là con số cố định, lương tháng sẽ chỉ giảm xuống khi người lao động nghỉ không hưởng lương.
Cách 2: Lương tháng= Lương cơ bản26*số ngày làm việc thực tế
Do mỗi tháng có số ngày công chuẩn khác nhau (24, 26, 27) nên nếu áp dụng số ngày công cố định là 26 thì lương tháng sẽ có biến động, không phải là con số cố định.
Trong 2 công thức tính tiền lương theo tháng này:
- Lương cơ bản là mức lương đã được thỏa thuận ghi trên hợp đồng lao động.
- Về ngày công thực tế: thông số này dựa vào bảng chấm công thực tế
– Các khoản phụ cấp
Mỗi doanh nghiệp sẽ áp dụng các mức phụ cấp riêng cho người lao động theo tính chất công việc, nhưng không vượt quá quy định chung của pháp luật.
– Tiền lương làm thêm giờ, tăng ca
Tiền lương làm thêm giờ – tăng ca của người lao động được trả căn cứ vào tiền lương của công việc đang làm hoặc theo đơn giá tiền lương.
– Tổng lương
Tổng lương = Lương thực tế + Các khoản phụ cấp
– Các khoản giảm trừ
+ Các khoản trích theo lương (doanh nghiệp đóng)
- Bảo hiểm xã hội = Lương cơ bản x 17,5%
- Bảo hiểm y tế = Lương cơ bản x 3%
- Kinh phí công đoàn = Lương cơ bản x 2%
- Bảo hiểm thất nghiệp = Lương cơ bản x 1%
+ Các khoản trích theo lương (Trừ trực tiếp vào lương của người lao động)
- Bảo hiểm y tế = Lương cơ bản x 1,5%
- Bảo hiểm xã hội = Lương cơ bản x 8%
- Bảo hiểm thất nghiệp = Lương cơ bản x 1%
Tổng cộng = 10,5% lương cơ bản
+ Các khoản giảm trừ người phụ thuộc
Theo quy định của Nhà nước, mức giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc và 3,6 triệu đồng/ người/ tháng.
– Thu nhập tính thuế, thuế thu nhập cá nhân
– Lương thực lĩnh
Lương thực lĩnh = Tổng lương – Các khoản giảm trừ lương – Thuế thu nhập cá nhân (nếu có). Mẫu bảng lương có vai trò quan trọng trong việc hợp thức hóa, một cách rõ ràng và chi tiết hóa tiền lương của người lao động được nhận. Mẫu bảng lương bạn nắm được chi tiết rõ ràng những thông tin liên quan đến lợi ích của mình. Hy vọng bài viết trên giúp bạn hiểu rõ về mẫu bảng lương và cách tính. Chúc bạn sẽ luôn thành công trong công việc.