Mục lục
Cách làm nước ngâm chân cho bà bầu chữa mất ngủ đang được áp dụng rất rộng rãi hiện nay. Ngâm chân là cách chăm sóc sức khỏe đơn giản nhưng lại hiệu quả tại nhà.
Tại sao bạn không thử ngay cách làm nước ngâm chân cho bà bầu bà chúng tôi sẽ gợi ý dưới đây? Chắc chắn bạn sẽ biết thêm được những kiến thức chăm sóc sức khỏe cực kỳ bổ ích!
1. Ngâm chân cho bà bầu mang đến những tác dụng gì?
Cách làm nước ngâm chân cho bà bầu mang đến rất nhiều lợi ích về sức khỏe. Đặc biệt, những mẹ nào đang gặp phải tình trạng mất ngủ thì ngâm chân chính là một giải pháp khoa học hàng đầu. Dưới đây là những công dụng phổ biến của việc ngâm chân đối với bà bầu:
– Giảm đau và giảm sưng: Phụ nữ sẽ thường gặp các triệu chứng phù nề khi mang thai. Đặc biệt là ở chân và nhất là khu vực bàn chân. Bạn chỉ cần đổ nước nóng vào ngâm chân. Sau đó bạn cho vào một chút gừng và muối vào rồi ngâm chân trong vòng 15 – 20 để cải thiện tình trạng sưng đau nhức xương.
– Cảu thiện tình trạng mất ngủ: Nếu như bà bầu thường xuyên ngâm chân vào buổi tối trước khi ngủ sẽ rất tốt. Ngâm chân giúp mẹ dễ ngủ hơn, giấc ngủ cũng sẽ sâu hơn.
– Cải thiện hữu hiệu tình trạng căng thẳng, mệt mỏi: Nhiều bà bầu vẫn phải đi lại và làm việc vất vả cả ngày. Việc ngâm chân thường xuyên bằng nước nóng lúc này rất có lợi. Nó sẽ có thể giúp giải tỏa sự mệt mỏi. Từ đó phục hồi sức khỏe dần dần. Bởi vì nước nóng sẽ tác động vào các huyệt đạo dưới da. Nhờ vậy mà mang lại hiệu quả thư giãn tích cực.

2. Cách làm nước ngâm chân tốt cho bà bầu
2.1. Công thức 1: Kết hợp làm nước ngâm chân giữa nước nóng và muối tinh
- Nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm 1,5 lít nước và 20 gam muối hột.
- Hướng dẫn thực hiện: Bạn hòa tan muối vào nước sôi. Từ từ tăng giảm nước để đạt nhiệt độ thích hợp nhất vào khoảng 40 độ C. Sau đó, bạn đưa chân vào chậu gỗ để ngâm chân. Nên ngâm sao cho nước cao hơn mắt cá chân.
- Công dụng: Giúp mẹ bầu thư giãn và hưng phấn thần kinh. Đồng thời mang lại cảm giác thoải mái và giúp mẹ ngủ ngon. Ngoài ra, ngâm chân bằng nước nóng với muối biển còn có tác dụng chữa các bệnh ngoài da. Giúp khử mùi hôi ở chân và giảm đau do viêm khớp.
2.2. Công thức 2: Kết hợp gừng cùng với muối và nước nóng
- Thành phần bao gồm: 1,5 lít nước cùng 1 củ gừng già tươi, thêm 20 gam muối hột.
- Hướng dẫn cách làm nước cốt gừng ngâm chân: Sau khi bạn bẻ nhỏ và cho gừng vào cùng nước muối sôi cho muối mau tan. Sau đó bạn cho thêm nước nguội vào để đạt nhiệt độ chính xác. Nhiệt độ lý tưởng nhất vào khoảng 40 độ C. Sau đó, đưa chân vào chậu gỗ để ngâm chân (lượng nước ngâm nên cao trên mắt cá chân). Khi ngâm, nếu có thể nên kết hợp massage để đạt được kết quả tốt nhất. Bạn có thể mua chậu ngâm có hạt hoặc bề mặt nhám ở dưới đáy. Đây cũng là cách giúp massage và hỗ trợ kích thích các huyệt đạo. Kết quả sẽ là làm dịu cơn đau. Hỗ trợ chống đau nhức các khớp cổ chân và đặc biệt là ngăn mùi hôi chân. Đây chính là cách làm nước gừng ngâm chân cho bà bầu.

2.3. Công thức 3: Kết hợp sả và muối cùng nước nóng
- Nguyên liệu: 1,5 lít nước cùng 5 nhánh sả tươi và 20 gam muối hạt.
- Hướng dẫn: Sau khi bẻ nhỏ nhỏ cho nước sôi vào cùng với muối hạt cho tan hết muối. Sau đó bạn chắt bớt và thêm nước lạnh để đạt nhiệt độ thích hợp (khoảng tầm 40 độ C). Sau đó cho chân vào chậu gỗ để ngâm chân. Canh làm sao để lượng nước ngâm nên cao trên mắt cá chân. Khi đã ngâm nên kết hợp massage nhẹ nhàng để đạt được kết quả tốt nhất nhé! Công dụng: Sả là nguyên liệu có nhiều tinh dầu và có mùi thơm dịu nhẹ, dễ chịu. Ngâm chân với sả giúp mẹ bầu hạn chế tình trạng mất ngủ và giảm căng thẳng rất tốt.
Xem thêm: Cách nấu nước gừng ngâm chân cho bé mà các mẹ nên biết
3. Lưu ý đặc biệt cho bà bầu khi ngâm chân
Muốn ngâm chân sao cho hữu hiệu thì bạn cũng cần phải biết những lưu ý quan trọng dưới đây:
- Nhiệt độ khi ngâm chân thường ở khoảng 38 – 43 độ C. Tốt nhất là bạn canh sao cho không quá 45 độ C.
- Không nên ngâm chân quá lâu. Bạn chỉ nên ứng dụng phương pháp này khoảng 15 – 30 phút. Nếu như bạn ngâm lâu sẽ dễ dẫn đến tình trạng nguy hiểm, bị thiếu máu lên não. Chỉ ngâm chân cho đến khi cảm thấy cơ thể ấm, mồ hôi nhẹ vừa phải.
- Thời gian ngâm chân tốt nhất là vào khoảng 5-7 giờ chiều. Bởi lẽ đây là lúc thận khí hoạt động mạnh hơn. Nhớ rằng không nên ngâm chân sau khi ăn mà nên đợi khoảng 1 tiếng rồi mới ngâm chân để không ảnh hưởng đến đường tiêu hóa.
- Khi ngâm chân bằng các loại công thức hay thuốc bắc thì bà bầu cần lưu ý tốt nhất là ngâm chân bằng gỗ. Do chậu ngâm bằng kim loại nên dễ phản ứng với axit tannic trong thảo dược, tạo ra chất độc hại. Từ đó có thể sẽ làm giảm tác dụng chữa bệnh của thảo dược.
- Các bài thuốc dân gian này sẽ thường cho ra kết quả trong thời gian khá chậm. Vậy nên bà bầu phải kiên nhẫn sử dụng hàng ngày.

Cách làm nước ngâm chân cho bà bầu chữa mất ngủ thật đơn giản phải không? Hãy ứng dụng ngay phương pháp kể trên để có những giờ phút thư giãn, cải thiện sức khỏe tuyệt vời bạn nhé!