Ca Nhạc Hải Ngoại Có Phải Đang Đắm Chìm Trong Bolero?

0
1166

Ca nhạc hải ngoại chưa bao giờ tồn tại đơn lẻ. Nó chính là một nửa không thể tách rời với âm nhạc trong nước. Tạo nên một diện mạo âm nhạc Việt Nam giàu đẹp như ngày hôm nay. Nhưng sự hội nhập thị trường và thái độ cởi mở với nghệ thuật nước ngoài đang là mối lo.

1. Tình hình hiện tại của ca nhạc hải ngoại

Ban đầu, chỉ một vài nghệ sĩ tên tuổi trở về, với nỗi mặc cảm lớn. Họ không biết rằng khán giả có đón nhận mình không. Nhưng nhờ sự ủng hộ nhiệt tình của khán giả trong nước, nghệ sĩ hải ngoại như được tiếp thêm động lực để trở về đông đảo hơn. Họ tạo nên một làn sóng âm nhạc mang tên “làn sóng hồi hương” của những giá trị xưa cũ.

ca nhạc hải ngoại
Tình hình hiện tại của ca nhạc hải ngoại

Sức lan tỏa này khiến cho thị trường âm nhạc trong nước trở nên đa dạng và sôi động hơn. Nó đáp ứng được nhu cầu thưởng thức của nhiều tầng lớp công chúng. Sự trở về của ca nhạc hải ngoại cũng lấp đầy những khoảng trống bị bỏ sót trong lòng khán giả. Họ cùng nghệ sĩ trong nước gắn liền những mảnh vỡ để dựng lại bức tranh hoàn chỉnh cho nền âm nhạc nước nhà.

2. Ca nhạc hải ngoại chỉ đắm chìm trong bolero?

Sự trở về của ca nhạc hải ngoại rơi vào đúng giai đoạn Bolero đang nở rộ và phát triển cực thịnh. Dòng nhạc này phủ sóng khắp mọi ngóc ngách trên mảnh đất Việt Nam này. Một điều buồn thay, những danh ca Bolero hàng đầu, được công chúng ngưỡng mộ lại nằm trong số nghệ sĩ hải ngoại trở về, như Tuấn Vũ, Hương Lan, Như Quỳnh, Phi Nhung, Thanh Tuyền, Chế Linh… Tên tuổi của họ bao trùm lấy dòng nhạc Bolero từ hàng chục năm trước đến nay.

Chính điều này đã dẫn tới cái nhìn phiến diện rằng, ca nhạc hải ngoại chỉ toàn Bolero và chẳng biết hát gì ngoài nhạc Bolero. Trên thực tế, ở hải ngoại là cả một thị trường âm nhạc rộng lớn. Nó tồn tại với đầy đủ mọi thể loại nhạc và nghệ sĩ.

Nói cách khác, ca nhạc trong nước có gì, ở hải ngoại có nhạc đó. Trước khi trở về nước, nhạc hải ngoại đã có quá trình phát triển hơn 40 năm trên thế giới. Bất cứ nơi nào có người Việt sinh sống, thì ca nhạc hải ngoại đều có mặt.

Có thể nói, âm nhạc hải ngoại vốn đã phải phục vụ nhu cầu, thị hiếu của đủ mọi tầng lớp người Việt sinh sống trên thế giới. Vậy nên nó phát triển đầy đủ các dòng nhạc khác nhau, chứ không chỉ có Bolero. Và Bolero chỉ là một nhánh nhỏ trong thị trường âm nhạc hải ngoại mà thôi.

Ngoài ra, còn rất nhiều thể loại nhạc khác. Nếu ai từng xem một chương trình như Thúy Nga Paris by night, sẽ thấy Bolero chỉ được trình diễn một vài ca khúc. Thời lượng phát sóng còn lại dành cho việc trình diễn những thể loại nhạc khác.

Sở dĩ Bolero được ưa chuộng hơn vì nó thấm đẫm chất trữ tình quê hương, với những giai điệu ngọt ngào. Nói cách khác, nó giúp người Việt xa xứ khỏa lấp đi nỗi nhớ quê hương da diết. Nhưng bên cạnh đó, khán giả vẫn có nhu cầu thưởng thức những thể loại âm nhạc khác.

Trung tâm Thúy Nga cũng có đóng góp lớn với nhạc cổ truyền và dân ca Việt Nam. Trước khi chuyển sang tân nhạc với loạt chương trình Paris by night, những băng đĩa đầu tiên của Thúy Nga là cải lương. Sau này, khi chuyển sang nhạc đương đại. Thúy Nga đã tiên phong trong việc sử dụng nhạc cụ dân tộc vào hòa âm, phối khí.

3. Âm nhạc hải ngoại có đang suy tàn?

Việc trở về rầm rộ khiến nhiều người hoài nghi về sự suy tàn của ca nhạc hải ngoại. Nhưng trên thực tế, nhạc hải ngoại vẫn đang được duy trì và phát triển một cách vững chắc. Khi nào người Việt Nam còn ở nước ngoài thì âm nhạc hải ngoại vẫn tồn tại.

ca nhạc hải ngoại
Ca nhạc hải ngoại có đang suy tàn?

Hàng năm, vẫn có những cuộc thi tìm kiếm tài năng âm nhạc tại hải ngoại. Từ đó phát hiện ra nhiều giọng ca hay, tươi mới. Hàng loạt thế hệ nhạc sĩ trẻ cũng phát triển và bổ sung các sáng tác của họ vào thị trường âm nhạc. Đó là điều giúp ca sĩ không phải hát đi hát lại ca khúc cũ. Các sáng tác của họ góp phần giúp cho âm nhạc hải ngoại luôn được phát triển theo đúng hơi thở của thời đại.

Kết

Họ mang theo rất nhiều phong cách âm nhạc khác nhau, giúp khán giả hải ngoại được thỏa mãn nhu cầu thưởng thức của mình. Hơn thế nữa còn khiến thị trường âm nhạc luôn phong phú và đa dạng hơn nữa. Điều này cũng khẳng định rằng, ca nhạc hải ngoại không tồn tại đơn lẻ, mà chính là một nửa không thể tách rời với âm nhạc trong nước. Cùng nhau tạo nên diện mạo âm nhạc Việt Nam giàu đẹp như ngày hôm nay.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây