Mục lục
Thực tập là một cơ hội để sinh viên học hỏi, phát triển các kỹ năng nghề nghiệp trong môi trường thực hành. Tuy nhiên điều quan trọng là phải đánh giá các kỹ năng bạn đã phát triển trong thời gian làm việc tại công ty, điều này được thực hiện qua báo cáo thực tập.
Trong bài viết này, tôi sẽ giải thích báo cáo thực tập là gì và xác định các phần thiết yếu của một bản báo cáo cho bạn.
1. Báo cáo thực tập là gì?
Báo cáo thực tập là bản tóm tắt kinh nghiệm thực tập của bạn mà nhiều nhà tuyển dụng và nhà trường yêu cầu bạn hoàn thành thời gian của bạn tại doanh nghiệp. Bản báo cáo này rất quan trọng vì nó thông báo cho nhà giáo dục của bạn về những bài học và kỹ năng bạn đã học được, và những cơ hội bạn có để áp dụng những kỹ năng đó.
Bản báo cáo sẽ bao gồm các chi tiết căn bản liên quan về kinh nghiệm thực tập của bạn, mô tả vị trí của bạn trong tổ chức, các nhiệm vụ bạn đã hoàn thành và các kỹ năng bạn học được.
2. Cách tạo báo cáo thực tập
Một bản báo cáo nên bao gồm các chi tiết chính về kinh nghiệm thực tập của bạn. Nó cũng nên bao gồm tổng quan về các kỹ năng bạn đã phát triển được. Sử dụng các bước sau để tạo báo cáo của bạn nhé:
2.1. Soạn thảo trang tiêu đề
Phần này bạn chuẩn bị tên tiêu đề, cách trình bày trang bìa với đầy đủ thông tin như tên, lớp, ngày tháng, mã số sinh viên và tên của tổ chức.
2.2. Tạo mục lục
Mục lục là phần rất hữu ích trong báo cáo của bạn. Đây phải là trang đầu tiên trong báo cáo của bạn vì nó cho phép người đọc điều hướng đến các phần của báo cáo mà họ muốn đọc nhất.
2.3. Thông tin cơ bản về công ty
Báo cáo của bạn nên bao gồm lịch sử có liên quan của tổ chức. Ví dụ thông tin về ngày thành lập, mục đích hoặc tuyên bố sứ mệnh của doanh nghiệp, các loại nhiệm vụ công ty hoàn thành hàng ngày và mọi chi tiết liên quan khác. Viết rõ bối cảnh thực tập ra sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn về trải nghiệm của bạn.
2.4. Vị trí và trách nhiệm của bạn trong quá trình thực tập
Phần nội dung của báo cáo này sẽ tập trung vào những kinh nghiệm của bạn với tổ chức. Trước khi trình bày chi tiết kinh nghiệm của bạn và những bài học bạn đã học được, hãy mô tả vị trí và trách nhiệm của bạn với tư cách là một thực tập sinh tại công ty. Làm như vậy sẽ giúp người đọc có cái nhìn tổng quan đầy đủ hơn về công việc thực tập của bạn.
2.5. Kết thúc báo cáo thực tập
Đã đến phần kết thúc và ghi lại những mong muốn của bạn sau quá trình thực tập. Ví dụ: nếu bạn ước mình có thể có thêm trải nghiệm bán hàng, hoặc bạn hy vọng tham gia nhiều hơn vào khía cạnh kỹ thuật của doanh nghiệp, bạn cứ đề cập đến các vấn đề đó. Quá trình này cung cấp cho bạn cái nhìn sâu sắc về những điều bạn muốn khi làm việc ở vị trí tiếp theo của mình, đồng thời đề xuất các cách tổ chức có thể cải thiện chương trình thực tập của họ.
3. Kết
Bạn hãy nhớ rằng nhiều cá nhân sẽ đọc báo cáo thực tập của bạn,có thể là người giám sát thực tập, giảng viên và các ban quản lý công ty khác. Vì thế hãy cố gắng hoàn thành bản báo cáo trung thực và cẩn thận nhé.