Mục lục
Ánh sáng xanh là một trong những cụm từ khá phổ biến ngày nay. Do thời đại càng càng càng phát triển, lượng ánh sáng xanh cũng được kéo theo với sự phát triển đó. Bạn đã biết đó là gì chưa? Nó có tác động đến bạn như thế nào? Nó xuất phát từ đâu?
1. Ánh sáng xanh là gì?
Ánh sáng xanh là loại ánh sáng có thể nhìn thấy được (HEV) , có bước sóng từ 380-500nm. Nó là một trong những bước sóng ngắn nhất,năng lượng cao nhất, chỉ đứng sau ánh sáng màu chàm và tím. Thông thường ánh sáng xanh sẽ được chia ra thành 2 nhóm; ánh xanh tím có bước sóng từ 380-450nm và ánh xanh lam khoảng từ 450-500nm.
2. Nguồn phát ánh sáng xanh?

Ánh sáng xanh đến từ tự nhiên duy nhất chính là từ mặt trời, cơ thể con người được cấu tạo để thích nghi với ánh sáng đó.
Ngay cả vào ban đêm chúng ta cũng có tiếp xúc với ánh sáng xanh nhân tạo. Nó là các loại ánh sáng được phát ra liên tục từ những thiết bị như màn hình máy tính; tivi; smartphone; các loại tablet hay đèn LED.
Lượng ánh sáng HEV mà các loại thiết bị đã nêu trên phát ra chỉ bằng một phần nhỏ phát ra từ mặt trời. Nhưng lượng thời gian mọi người sử dụng các thiết bị này cùng với khoảng cách giữa mắt màn hình. Những điều ảnh hưởng đó đối với mắt của người dùng khiến nhiều bác sĩ nhãn khoa lo ngại sự những ảnh hưởng về lâu về dài của loại ánh sáng này đối với sức khỏe con người
Vào ban đêm, ánh sáng xanh là một trong những nguyên nhân lớn làm phá vỡ nhịp điệu sinh học trong cơ thể con người. Khi sử dụng các thiết bị điện tử. Não bộ của chúng ta hoàn toàn không thể phân biệt ra được đâu là ánh sáng tự nhiên đến mặt trời; đâu là ánh sáng xanh đến từ các thiết bị. Do vậy bộ não sẽ tự động ngừng sản xuất ra hoạt chất melatonin, do não sẽ nhằm tưởng đêm thành ngày.
Trong khi đó, hoạt chất melatonin chính là chất giúp cơ thể chúng ta dễ dàng chìm vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn, sâu hơn. Đó là lý do tại sao khi bạn càng sử dụng quá nhiều thời gian cho điện thoại; máy tính vào ban đêm thì càng dễ mất ngủ, khó ngủ.
3. Ảnh hưởng của ánh sáng xanh đối với cơ thể con người
3.1. Khả năng lọc màu của mắt

Khả năng lọc màu của mắt không có tác dụng đối với ánh sáng lam, nó đi thẳng qua võng mạc của mắt và vào bên trong
Ánh sáng xanh có bước sóng ngắn, năng lượng cao. Vì vậy khi tiếp xúc trực tiếp ở khoảng cách gần và thường xuyên có thể gây hại và làm tổn thương nghiêm trọng. Nặng hơn là gây chết các tế bào thị giác; đặc biệt là tế bào biểu mô sắc tố võng mạc – RPE.
Cụ thể như sau, RPE là một dạng tế bào đặc biệt trong cấu tạo của mắt người, có chức năng cung cấp dưỡng chất cho các tế bào thị giác. Đây cũng là nơi hấp thụ các ánh sáng dư thừa khi vào trông mắt. Đồng thời đào thải các chất có thể chuyển hóa ra ngoài để tránh gây hại cho võng mạc.
3.2. Hội chứng thị giác màn hình
Ngày nay, cùng với lối sống hiện đại, tính chất công việc và sở thích liên quan đến các thiết bị điện tử ngày càng nhiều. Vì vậy việc tiếp xúc trực tiếp và liên tục với ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị này là việc thường xuyên xảy ra. Điều đó dẫn đến hội chứng thị giác màn hình. Nó là một căn bệnh phổ biến trong cuộc sống hiện nay.
Triệu chứng của bệnh gồm có: khô mắt; nhức mắt; nóng lên ở vùng mắt; mắt nhìn mờ; khó tập trung; căng mắt; căng thẳng; đau mắt; đau đầu; đau cổ và mệt mỏi.
Nhiều người bị hội chứng màn hình nhưng không nhận biết được nó đáng xuất hiện và có thể điều trị kịp thời được và họ sẽ không hạn chế được việt tiếp xúc với loại ánh sáng có hại này.
3.3. Đục thủy tinh thể
Thủy tinh thể của con người hấp thụ ánh sáng tia cực tím trong suốt cuộc đời và từ từ nó sẽ trở nên vàng dần theo thời gian. Đến tuổi 20, nó đã đủ màu vàng để có thể lọc một số ánh sáng nhưng không phải là tất cả ánh sáng xanh HEV.
Tuy nhiên, sự hấp thụ này trong suốt cuộc đời là một yếu tố góp phần vào sự lão hóa và đục thủy tinh thể. Ánh sáng xanh đẩy nhanh hơn quá trình lão hoá và đục thuỷ tinh thể ở mắt người. Vì thế bạn cần bảo vệ đôi mắt khỏi ánh sáng xanh và tia cực tím (còn gọi là Tia UV). Để có thể làm chậm sự khởi đầu của một quá trình lão hóa của cả giác mạc và võng mạc.
3.4. Thoái hóa hoàng điểm

Đây cũng là một bệnh lý phổ biến về mắt, là thủ phạm chính gây nên triệu chứng mù lòa ở người. Nó làm hỏng cái tế bào nhạy cảm với ánh sáng nằm bên trong cấu tạo của võng mạc. Bệnh này không phát tác nhanh mà tiến triển từ từ và dần làm mất đi thị lực không thể hồi phục. Do đó nhiều người dù đã mắc phải bệnh này nhưng cũng không hề biết để chữa trị hoặc hạn chế tiếp xúc với ánh sáng xanh.
Hiện nay tại Việt Nam, trung bình mỗi người sử dụng và tiếp xúc với màn hình các thiết bị phát ra loại ánh sáng độc hại này khoảng 10 giờ đồng hồ mỗi ngày. Nó có thể là yếu tố bắt buộc như: làm việc với máy tính; điện thoại; làm việc hay học tập trong môi trường thiếu ánh sáng tự nhiên;… Điều đó dẫn đến tình trạng thoái hóa hoàng điểm ngày càng gia tăng và trẻ hóa.
3.5. Gây lão hóa da sớm
Khi sử dụng điện thoại hay máy tính, laptop, máy tính bảng vào ban đêm để đọc báo, xem phim, trò chuyện với bạn bè sẽ khiến mắt bạn phải nheo nheo lại để nhìn cho rõ hơn. Nếu tình trạng này thường xuyên xảy ra trong một thời gian dài sẽ khiến cho vùng da quanh mắt xuất hiện những nếp nhăn; vết chân chim từ đó hậu quả là sẽ trông bạn sẽ già hơn so với tuổi thật.
Ngoài ra, thời gian ngồi làm việc với máy tính hay học bài với nó trong thời gian dài khiến cho da bạn phải tiếp xúc trực tiếp nhiều lần với ánh sáng xanh ở cự ly gần; cường độ mạnh; như vậy làn da sẽ trở nên khô ráp; bong da và trở nên sần sùi hơn. Do đó, da bạn sẽ bị lão hóa nhanh chóng hơn mức bình thường.
3.6. Khiến da bị xỉn màu, xuất hiện nám và tàn nhang
Việc tiếp xúc lâu với màn hình điện thoại, máy tính và các thiết bị khác khiến cho quá trình sản xuất hắc tố melanin hoạt động mạnh mẽ hơn. Từ đó da sẽ trở nên xỉn màu; đen sạm; các đốm đen; nám; đồi mồi và tàn nhang xuất hiện nhiều hơn.
Do trong các loại ánh sáng bạn tiếp cú nó thường có cả các loại tia độc hại đến da của bạn ngoài ánh sáng xanh. Nói chính ra nó là tia UV, tia hồng ngoại.
Bây giờ thì bạn đã hiểu tại vì sao mà nhiều người làm công việc văn phòng; mặc dù cả ngày không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời mà vẫn bị sạm da; nám da rồi đúng không?
3.7. Xuất hiện quầng thâm dưới mắt
Như đã nói ở các mục trên, ánh sáng xanh là một trong những nguyên nhân chính gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng giấc ngủ của bạn.
Vào buổi tối, nếu bạn càng sử dụng điện thoại, máy tính và một số thiết bị khác quá lâu thì càng dễ bị mất ngủ; ngủ không sâu giấc và thường xuyên giật mình tỉnh giấc lúc nửa đêm. Đó chính là nguyên nhân khiến cho các mạch máu dưới vùng da mắt không được cung cấp đủ oxy; không được nghỉ ngơi; gây ra tình trang thâm quầng và bọng mắt sưng to.
4. Các cách chống và tránh ánh sáng xanh
4.1. Kính chống ánh sáng xanh
Hiện nay, cách tốt nhất để ngăn chặn ánh sáng xanh có hại là sử dụng kính phòng tránh loại ánh sáng nào tốt nhất. Sản phẩm được thiết kế với chức năng chặn ánh sáng mang năng lượng cao; bước sóng ngắn đi qua; từ đó giúp bảo vệ mắt khỏi các nguy cơ bị mắc bệnh. Nguyên tắc của việc hấp thụ ánh sáng là màu của kính là xanh sẽ hấp thụ hầu hết cái ánh sáng xanh đi qua nó.
Nếu bạn thường xuyên phải làm việc với máy tính; máy tính bảng hoặc smartphone thì nên sắm một chiếc mắt kính chống loại ánh sáng độc hại này để bảo vệ đôi mắt.
4.2. Trồng cây xanh để hấp thụ ánh sáng xanh
Một việc làm hết sức đơn giản là bạn có thể đặt ngay một hoặc vài chậu cây xương rồng bé bé; xinh xinh ngay trên bàn làm việc; hay ở góc học tập của bạn. Nó vừa giúp không gian làm việc thêm tươi mới; thú vị; xương rồng lại có thể hút hết những tia độc hại của ánh sáng xanh và cung cấp thêm oxy cho không gian làm việc quanh bạn nữa.
Hoặc một chậu cây kim tiền; cây lưỡi hổ vừa hút được ánh sáng xanh. Chúng vừa cung cấp oxy và làm cho không gian của bạn trông mát mẻ hơn nhiều. Ngoài ra nó còn nhiều ý nghĩa tốt về mặt phong thuỷ chi bạn đấy!
4.3. Có chế độ ăn uống khoa học
Một trong những cách hạn chế tác động xấu của ánh sáng xanh đối với mắt và cơ thể chính là có một chế độ ăn uống khoa học và hợp lý; đầy đủ chất dinh dưỡng.
Bạn nên bổ sung thêm nhiều các loại vitamin A, C, E bằng hoa quả; uống sinh tố; nước ép trái cây; ăn nhiều rau xanh để các tế bào mắt của bạn luôn khỏe mạnh và tươi trẻ. Ngoài ra chúng còn cải thiện rất nhiều về tình trạng sức khỏe; cũng như là da của bạn sẽ trở nên đẹp hơn trông thấy.
4.4. Giữ khoảng cách làm việc với màn hình máy tính
Trước tiên bạn cần điều chỉnh độ sáng của màn hình máy tính sao cho phù hợp, đảm bảo vẫn nhìn rõ hình ảnh mà không làm chói mắt. bạn có thể bật chế độ night mode hay night shift để đảm bẩm lượng ánh sáng xanh phát ra từ màn hình laptop hay điện thoại là thấp nhất.
Tiếp theo, bạn cần giữ khoảng cách thích hợp từ mắt tới màn hình là 60-70cm; đối với bàn phím có đèn là 30-40cm.
Lượng ánh sáng xanh xung quanh bạn ngày càng gia tăng, đây có lẽ là một trong những loại ánh sáng không tốt đối với mắt và làn da của bạn.
Qua bài viết về ánh sáng xanh và những kiến thức có liên quan đến nó. Phần nào đó cho bạn biết được tác hại và nhiều cách để phòng tránh nó trong hiện nay như thế nào.
Nếu bạn thấy bàn viết có ích cho bạn và trở thành bài học kinh nghiệm trong cuộc sống của bạn. Hãy thường xuyên theo dõi trang web của chúng tôi để đón đọc được nhiều bài viết hay hơn bạn nhé!